Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm tra thuế

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra thuế tại thị xã phú thọ (Trang 46 - 51)

V Các tỷ suất khác

1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm tra thuế

1.2.5.1. Các nhân tố chủ quan

* Nguồn nhân lực phục vụ kiểm tra thuế

Luật quản lý thuế quy định, bộ máy quản lý thuế ở cơ quan thuế các cấp được cải cách tổ chức tập trung theo 4 chức năng: Kê khai kế toán thuế;

Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế; Thanh tra, kiểm tra thuế và Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, nhằm chun mơn hố, nâng cao năng lực quản lý thuế ở từng chức năng. Trong đó chức năng thanh tra, kiểm tra thuế rất quan trọng.

Để đáp ứng được yêu cầu quản lý thuế hiện đại và tính chất đa dạng, phức tạp, nhiều loại hình của người nợp th́ cũng như tình hình phát triển kinh tế hiện nay, trình đợ chun mơn của cán bợ thanh tra thuế là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công tác thanh tra. Bên cạnh đó, thái đợ và phong cách ứng xử của cán bộ thuế phải tận tụy, công tâm, khách quan giữa quyền lợi của Nhà nước với quyền lợi của đối tượng nộp thuế. Phẩm chất cán bộ thanh tra, đạo đức nghề nghiệp phải được rèn luyện, tu dưỡng thường xuyên để không bắt tay với đối tượng vi phạm luật thuế.

Số lượng cán bộ kiểm tra thuế cũng là nguyên nhân ảnh hưởng lớn đến kết quả kiểm tra thuế. Với số lượng doanh nghiệp ngày càng tăng, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh phức tạp, các hành vi luồn lách trốn thuế ngày càng tinh vi, thì việc kiểm tra thuế cần đảm bảo một tần suất nhất định. Nếu nguồn lực thanh tra thiếu, ́u thì khơng thể đáp ứng được cơng việc và hiệu quả kiểm tra sẽ không cao. Nhưng nếu bợ máy kiểm tra cờng kềnh sẽ gây lang phí ng̀n nhân lực, trở thành gánh nặng cho công tác quản lý cũng như ngân sách nhà nước. Do vậy, tổ chức bợ máy cán bợ cơng chức th́ nói chung và bợ máy kiểm tra th́ nói riêng có ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến công tác kiểm tra thuế.

* Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ kiểm tra thuế

Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ kiểm tra thuế bao gồm: hệ thống cơ sở dữ liệu, trang thiết bị làm việc và địa điểm làm việc.

Kế hoạch kiểm tra được xây dựng trên cơ sở phân tích, đánh giá rủi ro người nộp thuế và việc lập kế hoạch kiểm tra chỉ có thể thực hiện mợt cách có hiệu quả khi cơ quan thuế xây dựng được một hệ thớng thơng tin về người

nợp th́ đầy đủ, chính xác và kịp thời, với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, của các phần mềm ứng dụng. Nếu không, các vấn đề rủi ro, các nghi vấn, bất hợp lý về người nộp thuế sẽ khơng được phát hiện mợt cách chính xác, kịp thời. Việc lựa chọn người nợp th́ đưa vào kế hoạch kiểm tra không chỉ dựa vào dữ liệu mà cơ quan thuế thu thập được mà còn là kết quả của việc phân tích, đánh giá các dữ liệu về người nộp thuế. Để thực hiện được điều này, ngoài kỹ năng phân tích, đánh giá của cán bợ th́ cần thiết phải có sự hỗ trợ của hệ thớng máy tính và các ứng dụng tin học chuyên biệt về quản lý thông tin, tra cứu thông tin và xử lý thông tin tự động.

* Hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế

Hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ của cơ quan thuế sẽ giúp đối tượng nộp thuế cũng như các tổ chức, cá nhân trong xa hội kịp thời nắm bắt các qui định về thuế, hiểu rõ bản chất tốt đẹp và ý nghĩa quan trọng của việc nộp thuế - nghĩa vụ nhưng cũng là quyền lợi của đối tượng nộp thuế.

Đồng thời thông qua những thông tin, dịch vụ hỗ trợ do cơ quan thuế cung cấp, đối tượng nợp th́ sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí cho việc tìm hiểu, nghiên cứu chính sách th́ cũng như hiểu đúng các qui định của pháp luật thuế, từ đó giảm dần các sai phạm khơng cớ ý. Chính sự tự giác chấp hành đúng nghĩa vụ thuế sẽ làm giảm chi phí quản lí của cơ quan th́.

Hoạt đợng tun truyền hỗ trợ người nộp thuế kết hợp với hoạt động thanh tra thuế giúp người nợp th́ phịng ngừa, phát hiện, ngăn chặn các sai phạm trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế, hạn chế hành vi vi phạm hành chính về thuế và đặc biệt là hành vi trốn thuế.

1.2.5.2. Các nhân tố khách quan * Cơ chế quản lý thuế

Để quản lý thu thuế, thường áp dụng một trong hai cơ chế: Cơ quan th́ tính và ra thơng báo nợp th́ (Cơ chế chuyên quản cũ) hoặc cơ sở kinh doanh tự khai tự nộp thuế.

Trước đây, nước ta thực hiện quản lý thu thuế theo cơ chế chuyên quản. Theo cơ chế này, cơ quan thuế căn cứ và tờ khai thuế do người nợp th́ kê khai để kiểm tra và tính th́, sau đó thơng báo sớ th́ phải nợp cho người nợp th́. Người nợp th́ có trách nhiệm nợp đầy đủ tiền thuế theo thông báo trong thời gian quy định. Cơ chế này đảm bảo việc tính tốn chính xác sớ th́ phải nộp vào ngân sách nhà nước của người nộp thuế. Tuy nhiên cơ chế này tạo nên gánh nặng về nghiệp vụ cho cơ quan thuế, dễ xảy ra hiện tượng tiêu cực giữa cán bộ thuế và người nộp thuế làm thất thu ngân sách nhà nước, mang tính áp đặt và khơng phát huy được trách nhiệm và nghĩa vụ của người nộp thuế. Do vậy, công tác kiểm tra thuế gặp nhiều khó khăn, hiệu quả thu thuế thấp.

Khắc phục những hạn chế đó, từ ngày 1/7/2007 Luật Quản lý thuế có hiệu lực, nước ta đa chuyển sang Cơ chế người nợp th́ tự khai tự nợp th́:

Theo đó, người nợp th́ căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh và các nghiệp vụ phát sinh của mình để tự kê khai, tự tính tốn sớ th́ phải nợp và chủ động nộp thuế theo đúng thời hạn quy định của pháp luật thuế. Cơ quan thuế khơng can thiệp vào q trình kê khai nợp th́ trừ khi phát hiện các sai sót và các dấu hiệu vi phạm của người nợp thuế. Đồng thời đây cũng là điều kiện thuận lợi để khơng ít doanh nghiệp cớ tình kê khai sai, gian lận th́, trớn thuế.

Cơ quan thuế có trách nhiệm tuyên truyền, hỗ trợ, hướng dẫn để người nộp thuế hiểu rõ và tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế, đồng thời giám sát chặt chẽ việc tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế. Thông qua công tác kiểm tra thuế để phát hiện, xử lý kịp thời những hành vi vi phạm của người nộp thuế.

Trong cơ chế tự khai tự nộp, công tác kiểm tra không phải để tăng số thu thuế mà mục tiêu chính là nhằm ngăn ngừa, phát hiện kịp thời những vi phạm về thuế. Cơ chế này tạo nên sự thông suốt cũng như phát huy được tính tương tác hai chiều giữa cơ quan quản lý thuế và người nộp thuế.

* Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về thuế

Hệ thống pháp luật về thuế là nền tảng cho hoạt động quản lý thuế của cơ quan thuế và thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế. Một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thuế đơn giản, đờng bợ, phù hợp với tình hình kinh tế xa hợi của đất nước sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng trước hết giúp người nộp thuế hiểu và thực hiện đúng nghĩa vụ th́. Đờng thời, đó cũng là cơ sở pháp lý để hoạt đợng kiểm tra thuế đi vào khuôn khổ, tuân theo đúng những chuẩn mực, quy trình, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm mà pháp luật thuế quy định.

Nếu nội dung của các sắc thuế quá phức tạp, qui định không rõ ràng, thủ tục hành chính về th́ rườm rà sẽ khó khăn cho cả cán bợ th́ và người nợp th́. Bên cạnh đó, tính ổn định của hệ thớng văn bản pháp luật về thuế cũng tác động rất lớn đến việc chấp hành pháp luật thuế của cả cơ quan thuế và người nộp thuế. Hệ thống văn bản liên tục thay đổi, sửa đổi, bổ sung có thể phù hợp với tình hình kinh tế xa hợi, với các chính sách vĩ mơ của nhà nước nhưng lại có mặt trái là dễ gây chờng chéo, phức tạp, khó nắm bắt. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng tuân thủ của người nợp th́ và gây khó khăn cho cơng tác quản lý th́ nói chung và kiểm tra th́ nói riêng.

* Trình độ dân trí, ý thức tn thủ pháp luật thuế của người nộp thuế

Khi người dân thực sự hiểu biết pháp luật về thuế, có ý thức tự giác chấp hành nghĩa vụ nợp th́ thì hiệu quả của cơng tác quản lý thuế sẽ rất cao. Ngược lại, người dân sẽ khơng có thái đợ rõ ràng trước các hành vi trớn thuế, gian lận về th́, thậm chí cịn thờ ơ, khún khích, đờng tình, và trong việc kê khai, tính th́, tự giác nợp th́ của mỗi ngưịi dân sẽ khơng đảm bảo tính chính xác, đầy đủ, kịp thời..., sẽ dấn đến hậu quả là thất thu, khơng đảm bảo tính cơng bằng giữa các đối tượng nộp thuế, công tác quản lý th́ kém hiệu quả.

Trình đợ dân trí càng cao, sự hiểu biết về pháp luật thuế càng cao thì khả năng trốn thuế cũng như các thủ đoạn trốn thuế, ẩn lậu thuế của người nộp thuế cũng ngày càng tinh vi hơn, phức tạp hơn. Do vậy công tác kiểm tra thuế càng phải sát sao, kịp thời hơn để nhanh chóng phát hiện các gian lận, nâng cao hiệu quả kiểm tra thuế và quản lý thuế.

* Sự hợp tác giữa các cơ quan hữu quan và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thuế

Trách nhiệm của các cơ quan và tổ chức với việc quản lý thu thuế chưa được qui định đầy đủ, rõ ràng trong các văn bản pháp luật sẽ dẫn đến tình trạng các tổ chức, cá nhân này khơng thực hiện việc cung cấp thông tin và phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế trong điều tra xác định mức thuế, thực hiện cưỡng chế về thuế...

Sự phối hợp với các cơ quan chức năng, nhất là cơ quan công an, kiểm sát, quản lý thị trường trong việc chống buôn lậu, gian lận thương mại, chống làm hàng giả, chống trốn lậu thuế, chiếm đoạt tiền hoàn thuế, chống buôn bán hố đơn bất hợp pháp ... sẽ có tác dụng tớt trong việc phát hiện, xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật thuế. Cơ chế quản lý thuế hiện nay cũng đòi hỏi sự hợp tác đặc biệt giữa cơ quan thuế và các ngân hàng, tổ chức tín dụng trong việc cung cấp thông tin về người nộp thuế cũng như thực hiện phong toả tài khoản ngân hàng, cưỡng chế nộp thuế trong một số trường hợp nhất định.

Trong q trình hợi nhập kinh tế q́c tế hiện nay, sự hợp tác hiệu quả giữa cơ quan thuế Việt Nam và cơ quan thuế nước ngoài sẽ giúp chống thất thu thuế trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế cũng như tạo một môi trường kinh doanh thuận lợi, hấp dẫn cho các nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra thuế tại thị xã phú thọ (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w