Đầu tư cho giáo dục THCS xét theo nội dung đầu tư

Một phần của tài liệu Thực trạng về đầu tư cho giáo dục bậc THCS ở việt nam (Trang 29 - 40)

2.2.2.1. Tình hình phát triển số lượng:

Theo thống kê đầu năm học 2008-2009 cả nước có 10.485 trường ( 9.768 trường THCS, 717 trường PTCS) với 159.910 lớp và 5.858.484 học sinh. Ta sẽ thấy rõ sự phát triển về số lượng của trường, lớp, cũng như số lượng học sinh trong những năm qua qua 2 bảng phân tích như sau:

Bảng 7 : Tình hình trường lớp, học sinh THCS năm 2003 – 2004:

Đơn vị: trường, phòng

Vùng Số trường Số lớp

Cả nước 8.745 165.650

ĐB. Sông Hồng 2.377 37.371

Trung du và miền núi P.Bắc 1.688 26.456

Bắc trung bộ và Duyên hải 2.361 44.743

Tây Nguyên 472 10.202

Đông Nam Bộ 642 17.708

ĐB. Sông Cửu Long 1.205 29.170

Nguồn: Tổng cục thống kê

Bảng 8: Tình hình trường lớp, học sinh THCS năm 2008-2009:

Đơn vị: trường, phòng

Vùng Số trường Số lớp

Cả nước 9902 154051

ĐB. Sông Hồng 2420 32644

Trung du và miền núi P.Bắc 2233 25090

Bắc trung bộ và Duyên hải 2530 40820

Tây Nguyên 640 11421

Đông Nam Bộ 725 18184

ĐB. Sông Cửu Long 1354 25892

Nguồn: Tổng cục thống kê

Qua 2 bảng phân tích trên ta thấy rằng số lượng trường, lớp hay học sinh đã tăng lên đáng kể trong những năm vừa qua,số trường học, số phòng học tăng lên trong hầu hết các vùng miền trong cả nước. Ở các vùng miền

đông, tây Nam bộ hay vùng đồng bằng sông Cửu Long nhà nước đã đầu tư để tăng số trường học kiên cố, giảm tối đa tình trạng phòng học tranh tre nứa lá. Năm học 2003 – 2004 cả nước có 8.745 trường học, trong đó tỷ lệ trường học không đủ tiêu chuẩn còn cao, còn đến năm học 2008 – 2009 thì tăng số trường học cả nước lên 9902 trường, số trường học đạt tiêu chuẩn cũng theo đó mà tăng lên. Điều này cho thấy rằng công cuộc đầu tư cho phát triển con người đang từng bước được hoàn thiện dần.

Năm 2008-2009 tỉ lệ chuyển từ tiểu học lên THCS của cả nước là 98,74%. Thực tế cho thấy rằng Tây Bắc, Tây Nguyên, Đồng bằng Sông Cửu Long vẫn là những vùng có tỉ lệ chuyển từ tiểu học lên THCS thấp nhất. Đặc biệt tỉ lệ học tiếp lên THCS của học sinh các dân tộc ít người còn thấp , đây là một khó khăn rất lớn đối với việc thực hiện phổ cập THCS ở vùng dân tộc mà trong những năm qua nhà nước ta cũng đã quan tâm, chỉ đạo đầu tư lớn để cố gắng khắc phục, tuy nhiên một thực tế là vẫn chưa thể khắc phục được hoàn toàn, đặc biệt là ở các vùng cao vẫn còn tình trạng do trường quá xa nhà mà các em không có cơ hội được đến trường.

2.2.2.2. Tình hình đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị:

Đầu tư vào cơ sở vật chất, thiết bị là một mục khá quan trọng trong chiến lược phát triển giáo dục. Trong những năm 2003 – 2004, nước ta vẫn còn tình trạng thiếu trường, thiếu lớp do qui mô học sinh tăng và số phòng học cũ xuống cấp nhiều, do đó đã ảnh hưởng nhiều đến khả năng huy động số trẻ trong độ tuổi đến trường. Đa số các trường vẫn phải học hai ca, nên thời gian học ở trường của học sinh ít hơn so với các nước. Chất lượng nhiều phòng học còn chưa đảm bảo, trong số 115.450 phòng học THCS của cả nước chỉ có 59.903 phòng học kiên cố chiếm 51,9%, số còn lại là những phòng học tạm (tranh tre nứa lá) hoặc cấp 4 đã quá niên hạn sử dụng. Nói chung là cơ sở vật chất, thiết bị ở các trường còn kém, đặc biệt các trường vùng khó khăn

(miền núi, vùng sâu). Đông Bắc và Tây Bắc là những vùng có tỉ lệ phòng học tạm cao nhất.

Tuy nhiên, từ khi triển khai dạy theo chương trình, sách giáo khoa mới, các tỉnh cũng đã cố gắng đầu tư thiết bị cho các trường bằng nguồn kinh phí của Trung ương và địa phương. Đặc biệt trong những năm học qua các trường lớp của Việt Nam đã và đang phấn đấu đạt chuẩn quốc gia, đạt tiêu chuẩn về hạ tầng cơ sở đảm bảo cho việc dạy và học có chất lượng tương đương với các nước khác trong khu vực. Chính vì lẽ đó trong những năm qua vốn đầu tư chi cho mục tiêu tăng cường cơ sở vật chất, kĩ thuật chiếm một phần quan trọng trong tổng vốn đầu tư cho giáo dục. Ta sẽ xem xét bảng sau:

Bảng 9: VĐT tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật giáo dục THCS giai đoạn 2005 – 2009: Đơn vị: tỷ đồng, % Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng VĐT phát triển không thuộc CTMTQG GD&ĐT 66.659,3 71.863 78.862,5 86.512 92.364 396.260,8 VĐT tăng cường CSVCKT GD&ĐT 27.575,3 31.524 35.927 38.298 42.521 174.845,3 Tỷ trọng VĐT tăng cường CSVCKT/VĐT không thuộc CTMTQG 41,36 43,86 45,55 44,26 46,04 44,12

Nguồn: Vụ kế hoạch – tài chính, Bộ GD & ĐT

Qua bảng tổng kết trên ta thấy rằng trong 5 năm qua vấn đề tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật cho giáo dục THCS đã được quan tâm rất nhiều. Cùng với sự gia tăng về vốn đầu tư phát triển chung cho cả ngành giáo dục thì đầu tư phát triển cơ sở vật chất cho giáo dục THCS cũng không ngừng tăng lên năm sau cao hơn năm trước.

Nhờ có sự đầu tư trên, hiện nay cả nước đã có trên 9.902 trường THCS, trên 154.000 lớp học phân theo địa phương. Như vậy, vào năm học 2008 – 2009 thì số phòng học THCS đã tăng lên 38.550 phòng, trong đó số phòng học kiên cố đã tăng lên đáng kể ( 98.756 phòng). Nhờ thực hiện tốt chương trình kiên cố hóa trường học mà tỉ lệ trường học, lớp học tạm đã giảm hẳn, hầu như là không còn ở các tỉnh đồng bằng, tình trạng học hai ca cũng giảm. Ta sẽ so sánh tình hình phòng học ở THCS chia theo vùng năm học 2008 – 2009 và năm học 2006 - 2007 qua bảng sau:

Bảng 10: So sánh tình hình phòng học THCS năm học 2008 – 2009 và năm học 2006 - 2007:

Đơn vị: phòng, %

Vùng Năm 2006-2007 Năm 2008-2009 %Tăng

Cả nước 135508 154051 13.68

ĐB. Sông Hồng 27983 32644 16.65

Trung du và miền núi P.Bắc

23311 25090 13.36

Bắc trung bộ và Duyên hải 34803 40820 17.28

Tây Nguyên 9470 11421 20.6

Đông Nam Bộ 15673 18184 16.02

ĐB. Sông Cửu Long 24268 25892 6.69

Nguồn: Trung tâm thông tin quản lí GD – Bộ GD&ĐT

Bảng tổng kết trên cho thấy rằng số phòng học trong cả nước đã tăng lên đáng kể, năm sau cao hơn năm trước. Nếu như năm học 2006-2007 cả nước mới chỉ có 135.508 phòng học thì đến năm học 2008 – 2009 con số này đã tăng đến 154.051 phòng. Điều này cho thấy rằng nhà nước đang nỗ lực hết

mình cho sự phát triển của nền giáo dục nước nhà nói chung và cho giáo dục THCS nói riêng.

Bên cạnh đó, Bộ giáo dục cũng đã đổi mới công tác tổ chức và sử dụng trang thiết bị dạy học ở các trường THCS, coi thiết bị dạy học cùng với sách giáo khoa là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục, điều này được thể hiện ở những việc làm cụ thể như sau:

- Bộ giáo dục và đào tạo xây dựng danh mục thiết bị dạy học theo chương trình mới cho các lớp 6,7,8,9

- Cung cấp máy vi tính và các thiết bị có sử dụng công nghệ thông tin cho hơn 1500 trường THCS nhằm hỗ trợ việc triển khai tin học, ngoại ngữ và ứng dụng CNTT vào dạy học

- Chỉ đạo triển khai việc dạy học theo phòng học bộ môn ở những nơi có điều kiện nhằm tổ chức lại việc học có thiết bị một cách có hiệu quả nhất - Cung cấp thiết bị dạy học cho hơn 200 trường phục vụ việc thực hiện chương trình thí điểm

- Cung cấp thiết bị cho hơn 670 trường cấp huyện 350 trường được hỗ trợ xây dựng và 250 trường thuộc dự án lũ bão

- Cung cấp thiết bị dạy học cho hơn 40 trường CĐSP ( phòng học tin học với 20 máy/phòng)

Những công tác trên đã tạo tiền đề cho một nền tảng giáo dục vững chắc.

Thật vậy, nhờ công tác triển khai chương trình kiên cố hóa trường học được thực hiện tốt, đặc biệt quan tâm đến các vùng thường xảy ra thiên tai mà đến năm 2009, cơ bản đã thực hiện được mục tiêu xóa phòng học 3 ca, phòng tạm, cơ sở vật chất nhà trường cũng được cải thiện đáng kể, học sinh được tiếp cận với công nghệ kĩ thuật cao như máy chiếu, Internet,… giúp nâng cao hiệu quả tiếp thu bài học của các em.

2.2.2.3. Tình hình giáo viên và việc đầu tư đổi mới phương pháp dạy học: a. Tình hình giáo viên:

Năm học 2003 – 2004 cả nước có 280.943 giáo viên THCS, đạt bình quân 1,7 giáo viên/lớp, trong đó giáo viên nữ chiếm khoảng 68,1%, giáo viên dân tộc chiếm khoảng 5,6%. Nếu tính đủ theo qui định ( 1,85 GV/lớp) thì năm học 2003 – 2004 cả nước còn thiếu khoảng 25.559 giáo viên.

Trong những năm qua, cùng với việc đổi mới chương trình sách giáo khoa đòi hỏi giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học, nhà nước cũng phải đầu tư cho giáo viên nhiều hơn.

Để tránh tình trạng phân bố giáo viên không đồng đều giữa các vùng miền khác nhau, nhà nước đã có chính sách cử học sinh miền núi vùng dân tộc ít người đi học cử tuyển ở các trường đại học cũng như cao đẳng, khi đào tạo xong sẽ về trực tiếp giảng dạy ở những vùng cao. Nhờ đó mà trong những năm qua đã giảm bớt đáng kể tình trạng thiếu giáo viên ở vùng cao. Cùng với việc tăng tỉ lệ học sinh đến trường THCS trong độ tuổi thì số lượng giáo viên cũng tăng lên. Ta sẽ thấy rõ điều này qua bảng số liệu sau:

Bảng 11: So sánh tình hình giáo viên THCS năm 2006 - 2007 và năm học 2008 – 2009:

Đơn vị: người, %

Vùng 2006-2007 2008 -2009 %Tăng

Cả nước 309.850 316..937 2,37

ĐB. Sông Hồng 73.501 74.585 1,47

Trung du và miền núi P.Bắc 52.357 53.325 1,84

Bắc trung bộ và Duyên hải 80.793 82.581 2,21

Tây Nguyên 19.350 21.200 9,56

Đông Nam Bộ 32.371 34.853 7,67

ĐB. Sông Cửu Long 51.478 53.729 4,37

Qua 2 bảng phân tích trên ta thấy rằng số lượng giáo viên THCS đã tăng lên năm sau cao hơn năm trước, nếu năm học 2006 - 2007 số giáo viên là 309.850 thì đến năm học 2008 – 2009 số giáo viên đã tăng thêm 7.087 nâng tổng số giáo viên cả nước trong năm học này lên 316.937 giáo viên. Cùng với sự gia tăng về số lượng thì chất lượng giáo viên cũng được nâng lên. Nếu năm học 2006 -2007 số giáo viên có trình độ trên chuẩn ( ĐHSP) chỉ mới đạt được xấp xỉ 20% thì đến năm 2008 – 2009 con số này lên đến 50%. Phân nửa số giáo viên THCS đạt trên chuẩn, số giáo viên chưa đạt chuẩn đào tạo CĐSP gần như bị xóa ( chỉ còn khoảng 1%). Hiện nay nước ta vẫn tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THCS đồng bộ, đủ về số lượng, đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng nhằm đáp ứng yêu cầu giáo viên thực hiện đổi mới chất lượng giáo dục THCS nói riêng cũng như chất lượng giáo dục cả nước nói chung.

Nhận thức được đội ngũ giáo viên là vấn đề trọng tâm liên quan đến chất lượng dạy và học, bởi với một đội ngũ giáo viên có chất lượng cao sẽ trực tiếp thúc đẩy quá trình thực hiện các mục tiêu giáo dục và đào tạo. Vì lẽ đó đầu tư để bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là một vấn đề được quan tâm hàng đầu đối với sự nghiệp giáo và đào tạo. Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua bảng sau:

Bảng 12: Vốn đầu tư phát triển đội ngũ giáo viên giai đoạn 2005 – 2009:

Đơn vị: tỷ đồng, %

2005 2006 2007 2008 2009 Tổng

Chi đầu tư khác không thuộc CTMTQG GD- ĐT

66.659,3 70.823 76.043 81.402,2 88.061 382.988,5

VĐT bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

39.084 44.373 48.956 53.774 61.221,2 247.408,2Tỷ trọng VĐT bồi Tỷ trọng VĐT bồi dưỡng GV/VĐT không thuộc CTMTQG GD- ĐT 58,6 62,65 64,37 66,05 69,52 64,6

Nguồn: Vụ kế hoạch – Tài chính, Bộ GD - ĐT

Qua bảng tổng kết trên ta thấy rằng đầu tư phát triển để bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giữ một vai trò quan trọng và nó chiếm tới hơn 60% tổng chi đầu tư phát triển cho giáo dục và đào tạo ngoài các chương trình mục tiêu quốc gia. Ta thấy rằng cùng với sự tăng lên hàng năm cho đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo thì vốn đầu tư chi cho công tác bồi dưỡng giáo viên cũng tăng lên tương ứng, nó cho thấy nỗ lực nâng cao chất lượng giáo dục một cách hoàn thiện.

b. Về đổi mới phương pháp dạy học:

Cùng với việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa thì đòi hỏi giáo viên phải đối mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh, phải biết cách giúp học sinh, phải phát triển tư duy sáng tạo, tự

tìm và giải quyết vấn đề. Vì vậy việc đổi mới phương pháp dạy học là yếu tố cực kì quan trọng trong quá trình đổi mới giáo dục.

Những năm qua theo chỉ đạo của Bộ giáo dục và đào tạo, hầu hết giáo viên THCS đã được tập huấn về phương pháp dạy học mới ở mức độ khác nhau tùy theo đã dạy hoặc chưa dạy chương trình mới. Tuy nhiên, để phương pháp dạy học mới phát huy được hiệu quả và được áp dụng phổ biến trong các trường THCS ngành giáo dục cần phải được tạo điều kiện để tiếp tục củng cố và phát triển hơn nữa hoạt động này. Vì:

Một là,, thay đổi quan điểm, thay đổi thói quen đã hình thành trong nhiều năm là một việc làm khó khăn đối với từng giáo viên, cần phải có thời gian và sự kiên trì, bền bỉ.

Hai là,, đổi mới phương pháp theo hướng tăng cường hoạt động của học sinh là một quá trình lâu dài, vừa đòi hỏi giáo viên phải nâng cao ý thức trách nhiệm, trình độ nghiệp vụ, vừa phải có nhiều giải pháp đồng bộ như tăng cường và cải tiến tổ chức cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, tăng cường chất lượng và số lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ phụ trợ, khắc phục tình trạng giáo viên không đồng bộ hiện nay trong các trường THCS

Hơn nữa,, đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi giáo viên phải biết sử dụng các phương tiện hiện đại, chuẩn bị thí nghiệm, thực hành,…do đó việc tiếp tục cung cấp tài liệu hướng dẫn và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên là yếu tố hết sức quan trọng đảm bảo cho sự thành công của việc áp dụng phương pháp dạy học mới.

Nắm bắt được quan điểm trên mà trong những năm qua Bộ giáo dục đã chỉ đạo tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí THCS phục vụ tốt cho việc triển khai chương trình, sách giáo khoa mới, cụ thể như sau:

- Các sở giáo dục đã tổ chức các khóa bồi dưỡng cho giáo viên, cán bộ quản lí trước khi thực hiện chương trình sách giáo khoa mới, biên soạn và cung cấp các tài liệu hỗ trợ về đổi mới phương pháp dạy học cho giáo viên, phục vụ việc tự bồi dưỡng của giáo viên tại các trường THCS và phát triển công tác bồi dưỡng tại cơ sở với sự hỗ trợ của giáo viên cốt cán trường học.

- Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ giảng viên bồi dưỡng cấp Bộ và cấp tỉnh để làm nòng cốt cho công tác bồi dưỡng ở địa phương; xây dựng hệ thống giáo viên cốt cán ở các trường. Khoảng 17.116 giáo viên thí điểm, 5100 giảng viên cốt cán và 3172 giảng viên các trường Cao đẳng sư phạm đã được tham dự các khóa bồi dưỡng phục vụ cho chương trình, sách giáo khoa mới.

- Nhà nước hỗ trợ các tỉnh bồi dưỡng chuẩn cho giáo viên dạy kiêm nhiệm các bộ môn Nhạc, Họa, Thể dục.

2.2.2.4. Tình hình dạy ngoại ngữ, tin học và ứng dụng công nghệ thông tin: a. Tình hình dạy và học ngoại ngữ:

Dưới sự chỉ đạo của Bộ giáo dục và đào tạo, hiện nay ngoại ngữ đã trở

Một phần của tài liệu Thực trạng về đầu tư cho giáo dục bậc THCS ở việt nam (Trang 29 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w