- Cơ cấu vốn đầu tư phát triển giáo dục còn chưa hợp lí Điều này là do, nước ta mặc dù đã đầu tư nhiều cho giáo dục nhưng đầu tư chưa có trọng
2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan:
* Công tác quản lí nhà nước về giáo dục:
- Về mặt nhà nước, sự quản lí các sinh hoạt xã hội được chia theo từng lĩnh vực, và giáo dục với đối tượng là con người cũng được coi là một công việc như các ngành thương mại, công nghiệp, nông nghiệp, thủy lợi,…từ đó dẫn đến sự chồng chéo trong việc giáo dục và đào tạo. Do sự phân chia về quản lí, các bộ tự túc về nhân sự nên không nêu với Bộ giáo dục và đào tạo về trình độ đòi hỏi, trong khi đó đúng ra Bộ giáo dục và đào tạo phải cung cấp nhân lực cho các ngành khác từ trung học, không có sự liên kết về số lượng và chất lượng dẫn tới việc giáo dục mang tính cục bộ.
- Hoạt động quản lí giáo dục THCS là mang tính xã hội rộng lớn, tính nghiệp vụ, tính chỉ đạo nhưng lại chưa được tự chủ về tài chính lẫn nhân sự. Trong bộ máy của sở chưa có sự thống nhất về chức năng, quyền hạn, hay định rõ biên chế các phòng, ban, cơ cấu bộ máy một cách ổn định, phù hợp với thực tiễn của các địa phương.
- Việc phân quyền, phân cấp quản lí chưa rành mạch, bộ máy, chức năng thanh tra, kiểm tra giáo dục còn yếu kém, chưa kịp đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.
* Đầu tư cho giáo dục và đào tạo nói chung, cho giáo dục THCS nói riêng
Mặc dù Đảng và nhà nước luôn tăng chi cho phát triển giáo dục nói chung và giáo dục THCS nói riêng nhưng mức đầu tư như vậy còn thấp so với nhu cầu phát triển qui mô và đảm bảo chất lượng.
Đầu tư cho giáo dục THCS củ Việt Nam thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực, mặc dù đã có những cố gắng trong thời gian qua, Việt
Nam chi cho giáo dục tính theo tỉ lệ phần trăm của GDP chỉ bằng một nửa so với Thái Lan, chỉ tiêu bình quân về giáo dục tính theo đầu người dân của Việt Nam chỉ bằng khoảng 1/8 của Thái Lan.