Những thành tựu về mặt giáo dục

Một phần của tài liệu Thực trạng về đầu tư cho giáo dục bậc THCS ở việt nam (Trang 40 - 44)

Giáo dục và đào tạo được xác định là quốc sách hàng đầu trong đầu tư phát triển đất nước. Chính vì lẽ đó, trong những năm qua với sự nỗ lực của riêng ngành giáo dục và đào tạo cùng,cùng với góp công góp sức của toàn xã hội đã đạt được những thành tựu quan trọng cụ thể như qui mô giáo dục và đào tạo được mở rộng, đa dạng hóa các hình thức giáo dục và đào tạo đồng thời không ngừng nâng cao dân trí và tăng cường cơ sở vật chất hạ tầng nhà trường. Đến năm 2010, những phần liên quan đến giáo dục THCS về cơ bản đã hoàn thành với chất lượng tốt. Cụ thể những kết quả đó như sau:

* Về hệ thống trường học, phòng học:

Mạng lưới trường THCS được bố trí tương đối hợp lí, do số lượng trường và phòng học mới được xây dựng; đại bộ phận các xã trong cả nước, kể cả vùng xa xôi hẻo lánh, hầu hết đều có trường THCS, giảm thiểu tối đa tình trạng học sinh bắt buộc phải bỏ học vì không có trường, lớp hoặc trường lớp quá xa; đảm bảo sự vững chắc của phổ cập GD THCS trong những năm sau.

Minh chứng cho điều này đó là sự tăng lên về số lượng của các trường THCS mới, về số lượng trường học được tu sửa, số lượng trường học và lớp học được kiên cố hóa, nó được cụ thể hóa bằng con số như sau:

Bảng 13: Tổng số phòng học THCS giai đoạn 2005 – 2009:

Chỉ tiêu Đơn vị Năm học

2005 - 2006 Năm học 2006 - 2007 Năm học 2007 - 2008 Năm học 2008-2009 Phòng học THCS Phòng 167.486 163.842 160.142 154.051 Cấp 4 và kiên cố Phòng 145.712 152.333 148.932 147.889 Tỷ lệ phòng cấp 4 và kiên cố/tổng số phòng THCS % 85,5% 92,97% 93% 96% Phòng học 3 ca Phòng 104 89 74 51 Nguồn: Tổng cục thống kê

Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng mặc dù số lớp học THCS giảm qua các năm nhưng là bởi vì những năm qua bộ giáo dục đã đề ra chủ trương ghép các trường lại với nhau để giảm chi phí cho giáo dục, tránh lãng phí. Tuy vậy, tỷ lệ phòng học kiên cố tăng lên qua các năm, từ 85,5% năm học 2005 – 2006 đến 96% năm học 2008 – 2009. Như vậy, chương trình xóa phòng tạm, phòng học 3 ca đã phát huy khá hiệu quả, phấn đấu đến năm 2015 thì không còn tình

trạng phòng học 3 ca trên cả nước, nâng cao chất lượng giáo dục cũng như nâng cao hiệu quả đầu tu cho giáo dục THCS.

Theo đó, nước ta đã cơ bản hình thành được mô hình trường THCS mới về các mặt CSVC (trường lớp, các phòng chức năng,…), đội ngũ (giám hiệu, giáo viên, cán bộ thư viện, thí nghiệm), tổ chức quản lí nhà trường, thể chế hoạt động gắn nhà trường với môi trường xã hội (các đoàn thể, hội phụ huynh, các tổ chức hướng nghiệp,…) phù hợp và góp phần đắc lực thực hiện tốt việc đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục ở THCS, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục kinh tế, xã hội trong thời kì mới. Đó cũng chính là căn cứ cho các địa phương đầu tư cho giáo dục THCS đáp ứng yêu cầu cơ bản của nhà trường mới, thu hẹp dần khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa các nhà trường, các vùng miền. Đến năm 2010 cơ bản đại bộ phận các trường THCS đã đạt được mức chất lượng cơ bản, trên cơ sở đó nhiều trường phấn đấu đạt tới mức chuẩn quốc gia, tạo nên bước chuyển vững chắc cho công cuộc đổi mới có chất lượng giáo dục THCS.

Bên cạnh đó hệ thống giáo dục THCS đã bước đầu được đa dạng hóa cả về loại hình và phương thức…từng bước hòa nhập với xu thế chung của nền giáo dục thế giới. Từ chỗ chỉ có trường công lập, hiện nay đã có thêm loại hình dân lập hay tư thục,…

* Về quy mô giáo viên, học sinh:

Chương trình và sách giáo khoa THCS mới được hoàn thiện và đi vào nề nếp, phương pháp dạy học mới, phương pháp đánh giá mới đã được hầu hết toàn bộ đội ngũ giáo viên THCS sử dụng thường xuyên và thành thạo, trở thành phương pháp chủ đạo trong trường THCS và có tác động tích cực đến chất lượng giáo dục học sinh.

Quy mô học sinh và giáo viên tăng dần qua các năm, số giáo viên dạy giỏi các cấp huyện và cấp tỉnh cũng tăng đáp ứng dần nhu cầu phát triển con người.

Bảng 14: Qui mô học sinh giai đoạn 2005 – 2009

Đơn vị: Người,% Chỉ tiêu Năm học 2005-2006 Năm học 2006-2007 Năm học 2007-2008 Năm học 2008-2009 Học sinh THCS 6.371.300 6.452.000 6.468.700 6.803.300 Tỷ lệ tăng qui mô học sinh THCS - 1,27 0,26 5,17 Nguồn: Tổng cục thống kê

Căn cứ vào bảng tổng hợp trên thì ta thấy rằng qui mô học sinh tăng dần từ năm này qua năm khác. Điều đáng mừng là tỷ lệ học sinh THCS đạt tiêu chuẩn xét tuyển lên bậc THPT cũng tăng qua các năm. Điều đó cho thấy chất lượng giáo dục của đất nước ngày càng được khẳng định.

Bảng 15 : Quy mô giáo viên phổ thông giai đoạn 2005 – 2009:

Đơn vị: Nghìn người

Chỉ tiêu 2005-2006 2006-2007 2007-2008 2008-2009

Số giáo viên trực tiếp giảng dạy 780,5 789,6 800,6 806,9 Tiểu học 354,8 349,5 348,7 349,7 THCS 310,2 314,9 317,5 317,0 THPT 115,5 125,2 134,4 140,2 Nguồn: Tổng cục thống kê

Bảng qui mô giáo viên giai đoạn 2005 – 2009 cho ta thấy những năm qua, cùng với sự tăng lên về số giáo viên trực tiếp giảng dạy phổ thông thì số

lượng giáo viên THCS cũng tăng lên, năm sau cao hơn năm trước, đáp ứng nhu cầu giảng dạy, đảm bảo chất lượng giáo dục và những mục tiêu giáo dục đề ra.

Giáo viên THCS được chuẩn hóa, cán bộ quản lí, cán bộ phụ trợ (phụ tá thí nghiệm, thư viện,…) được tăng cường bồi dưỡng bổ sung phù hợp với yêu cầu của nhà trường THCS mới. Học sinh THCS với phương pháp học tập mới nên năng động hơn, học tập tích cực hơn, có các kiến thức, kĩ năng cần thiết, đặc biệt việc áp dụng CNTT vào THCS đã giúp học sinh tiếp cận sớm hơn về những kiến thức tin học. Những kiến thức về ngoại ngữ, tin học, hướng nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển, yêu cầu hội nhập của thời kì mới.

Nói chung, trong những năm qua chất lượng và hiệu quả GD THCS được nâng cao và bền vững hơn, thiết thực định hướng nghề nghiệp rõ ràng hơn, góp phần tạo nền móng vững chắc cho những đổi mới về nội dung, phương pháp giáo dục mới và việc phổ cập giáo dục THCS đã có những chất lượng tốt vào năm 2010, đáp ứng được mục tiêu đào tạo và đòi hỏi về chất lượng nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập với khu vực và thế giới.

Một phần của tài liệu Thực trạng về đầu tư cho giáo dục bậc THCS ở việt nam (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w