Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất nhà trường

Một phần của tài liệu Thực trạng về đầu tư cho giáo dục bậc THCS ở việt nam (Trang 54 - 55)

- Cơ cấu vốn đầu tư phát triển giáo dục còn chưa hợp lí Điều này là do, nước ta mặc dù đã đầu tư nhiều cho giáo dục nhưng đầu tư chưa có trọng

Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư cho giáo dục THCS

3.2.1. Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất nhà trường

Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất nhà trường là góp phần tạo cơ sở cho những đồng vốn đầu tư bỏ ra phát huy hiệu quả của nó một cách tốt hơn, vì lẽ đó, đây cũng chính là một trong những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển giáo dục - đào tạo.

Các cơ quan quản lí giáo dục, các nhà trường cần sử dụng một cách hiệu quả nguồn kinh phí để mua sắm thiết bị dạy học và sách thư viện trường học. Cung ứng kịp thời, đầy đủ, có chất lượng sách giáo khoa và thiết bij dạy hoc, thực hiện tốt công tác bảo quản và tăng cường sử dụng thiết bị nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới chương trình giáo dục THCS. Đẩy mạnh việc xây dựng phòng thí nghiệm, khuyến khích giáo viên và học sinh tự làm thiết bị dạy học, thực hiện kết nối Internet cho các trường THCS ở những nơi có điều kiện. Các sở giáo dục cần đào tạo, phối hợp với các cơ quan có trách nhiệm, làm tham mưu cho hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân dành quỹ đất để xây dựng trường học, đặc biệt là ở các thành phố, xã.

Nhà nước tiếp tục cho ngành giáo dục – đào tạo được triển khai thực hiện các dự án xây dựng cơ sở vật chất trường học bao gồm cả phần xây dựng nhà và trang thiết bị bằng các nguồn viện trợ và vốn vay của các nước và các tổ chức quốc tế đã được kí kết những năm trước cũng như trong những năm tiếp theo.

Hàng năm cần xác định mục tiêu và danh mục đầu tư ưu tiên để có kế hoạch đầu tư có trọng điểm, đầu tư có tập trung, chủ ý đầu tư cần chiều sâu, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư.

Trong việc xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật các trường học, cần tận dụng khai thác để sử dụng các thiết kế mẫu, thiết kế điển hình đã có, nhằm đảm bảo tiêu chuẩn qui phạm xây dựng trường học và giảm được các chi phí thiết kế. Các trường đều phải tiến hành lập qui hoạch xây dựng chương trình các cấp phê duyệt, chọn cơ sở cho việc đầu tư xây dựng theo kế hoạch hàng năm, nhằm giảm bớt sự lãng phí trong đầu tư do việc xây dựng không theo qui hoạch.

Cuối cùng, các địa phương phải lập qui hoạch về địa điểm và đất đai cho việc xây dựng các trường học, đáp ứng yêu cầu phát triển về qui mô và đảm bảo yêu cầu diện tích tối thiểu cho các trường học.

Một phần của tài liệu Thực trạng về đầu tư cho giáo dục bậc THCS ở việt nam (Trang 54 - 55)

w