Nâng cao chất lượng môi trường đầu tư chung, tạo điều kiện cho đầu tư phát triển giáo dục nói chung và đầu tư phát triển giáo dục THCS

Một phần của tài liệu Thực trạng về đầu tư cho giáo dục bậc THCS ở việt nam (Trang 58 - 60)

- Cơ cấu vốn đầu tư phát triển giáo dục còn chưa hợp lí Điều này là do, nước ta mặc dù đã đầu tư nhiều cho giáo dục nhưng đầu tư chưa có trọng

Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư cho giáo dục THCS

3.2.4. Nâng cao chất lượng môi trường đầu tư chung, tạo điều kiện cho đầu tư phát triển giáo dục nói chung và đầu tư phát triển giáo dục THCS

đầu tư phát triển giáo dục nói chung và đầu tư phát triển giáo dục THCS nói riêng.

Nước ta đang trong tiến trình CNH – HĐH đất nước với mục tiêu đến năm 2020 sẽ cơ bản trở thành một nước công nghiệp, động lực chính là nguồn nhân lực có chất lượng cao, là “chất xám”, là đội ngũ tri thức – nguồn nhân lực quan trọng của phát triển. Để thực hiện mục tiêu đó thì phát huy nhân lực là một nhân tố đóng vai trò quyết định. Tuy nhiên hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục đã và đang ngày càng chứng tỏ vị trí của nó như một yếu tố kích thích , tạo động lực cho nền giáo dục nước nhà. Ta có thể thấy rằng một môi trường đầu tư tốt sẽ tạo điều kiện cho đầu tư giáo dục và đào tạo phát huy được vai trò của nó một cách hiệu quả nhất. Chính vì vậy để nâng cao chất lượng môi trường đầu tư cho giáo dục THCS tôi xin đưa ra một số ý kiến như sau:

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, chính sách đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập theo hướng xóa bỏ phân biệt đối xử, thông thoáng, minh bạch.

- Tăng cường chất lượng của công tác qui hoạch trên cơ sở rà soát, điều chỉnh qui hoạch ngành kết hợp với xây dựng qui hoạch theo vùng lãnh thổ theo hướng xóa bỏ độc quyền, phân biệt đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, duy trì bảo hộ trong nước có điều kiện và theo lộ trình phù hợp với lộ trình thực hiện cam kết quốc tế song phương và đa phương nhằm tạo thuận lợi

cho thu hút đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó,triệt để ngăn chặn xu hướng thông qui hoạch để thực hiện độc quyền, bảo hộ trong nước trái với các thỏa thuận và cam kết quốc tế trong quá trình hội nhập.

- Nâng cấp cơ sở hạ tầng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh trong giai đoạn mới. Ngoài nguồn vốn của ngân sách nhà nước và vốn ODA, nên khuyến khích mạnh đầu tư cá nhân trong và ngoài nước và lĩnh vực kết cấu hạ tầng. Chủ động xây dựng các dự án BOT có sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài vào các công trình kết cấu hạ tầng, nhất là các dự án giao thông, cảng biển, hàng không, các nhà máy điện, nhà máy nước.

- Đa dạng hóa hình thức đầu tư theo phương pháp nghiên cứu khuyến khích hơn các nhà đầu tư nước ngoài theo hình thức gián tiếp thông qua việc cho phép mua cổ phần của các doanh nghiệp Việt Nam, thành lập nhiều hơn các công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài và cho phép các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được phát trái phiếu để huy động nguồn vốn trong nước và vốn nước ngoài. Cho phép thành lập công ty quản lí vốn.

- Đẩy mạnh phân cấp và tăng cường cơ chế phối hợp, giám sát hoạt động quản lí đầu tư nước ngoài. Thực hiện phân cấp mạnh cho các địa phương quản lí đầu tư nước ngoài, kể cả cấp phép, điều chỉnh giấy phép đầu tư và quản lí sau cấp phép.

- Ban hành danh mục các dự án quốc gia vốn đầu tư nước ngoài trên cơ sở danh mục dự án vốn đầu tư nhà nước của các địa phương, các Bộ ngành và Tổng công ty trong giai đoạn tới. Bộ kế hoạch đầu tư sẽ lựa chọn đệ trình thủ tướng chính phủ ban hành Danh mục dự án quốc gia kêu gọi dự án có ảnh hưởng đối với sự phát triển của kinh tế cả nước, của các ngành, vùng kinh tế, đồng thời phải phù hợp hơn đối với mối quan tâm các nhà đầu tư nước ngoài.

Một phần của tài liệu Thực trạng về đầu tư cho giáo dục bậc THCS ở việt nam (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w