Đối tượng hưởng lợi chính bao gồm:
• Trẻ em trong độ tuổi đi học THCS thuộc các huyện khó khăn nhất (có tỉ lệ nhập học thấp, chất lượng giáo dục thấp)
• Trẻ em trong độ tuổi THCS thuộc các huyện dân tộc ít người
Nhiều bằng chứng nghiên cứu chỉ ra rằng đầu tư cho giáo dục THCS, tăng cường tiếp cận THCS là góp phần tăng sản lượng nông nghiệp, nâng thu nhập hộ gia đình và đồng thời cũng góp phần tăng thu nhập ngoài nông nghiệp ở nông thôn. Điều này sẽ giúp đẩy lùi đói nghèo ở nông thôn, góp phần ngăn chặn dòng người nhập cư từ nông thôn, góp phần ngăn chặn dòng người nhập
cư từ nông thôn lên thành thị, hạnh chế tình trạng phá vỡ kết cấu xã hội ở nông thôn và chi phí phát sinh do tình trạng nhập cư trong nước.
Đầu tư cho THCS góp phần giảm bớt gánh nặng tài chính cho vấn đề chăm sóc sức khỏe cộng đồng do hạn chế được sự lây mắc các bệnh dễ lây nhiễm và đồng thời giúp giảm suy thoái môi trường. Việc nâng cao trình độ học vấn cho trẻ vị thành niên giúp hạn chế nhiều tệ nạn xã hội như ma túy, HIV,…, việc tăng cường giáo dục giới trong nhà trường THCS, nơi độ tuổi học sinh đúng giai đoạn phát triển ban đầu tạo cho sự hiểu biết cần thiết về phát triển tự nhiên theo giới, về gia đình,…góp phần nâng cao nhận thức về vệ sinh sinh sản, sức khỏe, nhờ đó giúp giảm bớt tốc độ gia tăng dân số và nâng cao sự tham gia của người dân vào cộng đồng.
Vấn đề công bằng tiếp cận cho học sinh là người dân tộc thiểu số cũng được tập trung trong Dự án giáo dục THCS. Những năm qua nhờ sự chỉ đạo của Nhà nước, tăng cường đầu tư cho giáo dục, đặc biệt là tiếp cận đến học sinh người dân tộc thiểu số mà đã góp phần đưa tất cả trẻ em trong độ tuổi ở các vùng khó khăn đến trường, giảm bớt tình trạng lưu ban hoặc bỏ học giữa chừng, giúp các em có thể ở lại trường cho tới khi hoàn thành cấp học, điều này cũng góp phần giảm bớt một phần đáng kể chi phí cho giáo dục.