Điều chỉnh cơ cấu đầu tư, tăng cường sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo.

Một phần của tài liệu Thực trạng về đầu tư cho giáo dục bậc THCS ở việt nam (Trang 61 - 64)

- Cơ cấu vốn đầu tư phát triển giáo dục còn chưa hợp lí Điều này là do, nước ta mặc dù đã đầu tư nhiều cho giáo dục nhưng đầu tư chưa có trọng

Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư cho giáo dục THCS

3.2.6. Điều chỉnh cơ cấu đầu tư, tăng cường sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo.

lực đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo.

Chúng ta biết rằng, để huy động không ngừng các nguồn lực cho đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo đã khó thì việc sử dụng những nguồn lực đó sao cho có hiệu quả và đúng mục đích lại càng khó khăn hơn. Vì thế để làm được điều này thì một vấn đề đặt ra là cần phải thiết lập được một cơ cấu đầu tư hợp lí. Để làm được điều này chúng ta cần:

- Cần điều chỉnh cơ cấu chi thường xuyên theo xu hướng gia tăng tỉ lệ chi nhằm phục vụ việc mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học, sách giáo khoa và các tư liệu cho giáo dục - đào tạo, phục vụ giảng dạy.

- Cân đối tỉ lệ giữa chi xây lắp và vốn thiết bị để điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Tỉ lệ chi thiết bị phải chiếm tối thiểu 30% tổng vốn đầu tư để thay thế thiết bị cũ, từng bước hiện đại hóa các thiết bị giảng dạy, học tập của các sở giáo dục và đào tạo.

Tuy nhiên một thực tế cho thấy rằng để điều chỉnh cơ cấu đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo chung cho hợp lí thì điều chỉnh cơ cấu đầu tư giữa các bậc học, các vùng miền giữ vai trò quan trọng. Ta thấy trong phân bổ cơ cấu thì đầu tư giữa các cấp học, bậc học, vùng miền thì chúng ta cần chú trọng đối nguồn lực hỗ trợ triển khai phổ cập giáo dục THCS ở những vùng khó khăn, đặc biệt vùng nông thôn để nâng cao trình độ văn hóa nông thôn phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn. Bên cạnh đó,

trong những năm tới cần điều chỉnh cơ cấu chi trong đào tạo theo hướng tăng chi phí cho đào tạo nghề đạt mức khoảng 15% vì đây là lĩnh vực đang cần mở rộng qui mô, củng cố chất lượng để đào tạo ra những lao động phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

KẾT LUẬN:

Bước sang thế kỉ 21, xu thế hội nhập và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới và khu vực đang diễn ra với tốc độ không ngừng, xu thế cạnh tranh diễn ra quyết liệt trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội. Nhân tố quyết định thắng lợi trong cuộc cạnh tranh đó chính là con người, là nguồn nhân lực của mỗi quốc gia. Con người và nguồn nhân lực có vai trò quyết định đối với sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Do đó giáo dục mà trong đó có giáo dục THCS góp phần đào tạo ra những con người trí tuệ, sáng tạo, có tài năng và đạo đức, làm cho dân trí ngày càng cao, nhân lực ngày càng dồi dào, góp phần thiết thực vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội đất nước. Muốn vậy, tăng cường đầu tư cho giáo dục nói chung, đầu tư cho giáo dục THCS nói riêng là hết sức cần thiết.

Chuyên đề “ Đầu tư cho giáo dục THCS. Thực trạng và giải pháp” đã tập trung đi sâu vào đánh giá thực trạng đầu tư cho giáo dục THCS trong thập kỉ qua, rút ra những kết quả đã đạt được và những hạn chế trong thời gian qua, tìm ra các nguyên nhân chủ yếu của tình hình đó.Trên cơ sở thực trạng cũng như những hạn chế vẫn còn tồn tại, chuyên đề đã nêu lên một số định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện mục tiêu đầu tư phát triển giáo dục THCS giai đoạn 2010 – 2015.

Do hạn chế về vốn kiến thức, kinh nghiệm, khả năng nghiên cứu nên chuyên đề của em vẫn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đánh giá, giúp đỡ của cô giáo để chuyên đề của em được hoàn chỉnh hơn.

Một phần của tài liệu Thực trạng về đầu tư cho giáo dục bậc THCS ở việt nam (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w