- Cơ cấu vốn đầu tư phát triển giáo dục còn chưa hợp lí Điều này là do, nước ta mặc dù đã đầu tư nhiều cho giáo dục nhưng đầu tư chưa có trọng
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư cho giáo dục THCS
3.1. Định hướng phát triển giáo dục từ 2010 đến 2015:
Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục trong chiến lược phát triển kinh tế, nhà nước ta đã từng bước hoàn thiện và nâng cao chất lượng giáo dục. Sau đây là một số định hướng phát triển giáo dục đến năm 2015:
Thứ nhất: Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, coi trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên, mở rộng quy mô giáo dục hợp lý. Theo đó, cần coi trọng cả ba mặt dạy làm người, dạy chữ, dạy nghề; đặc biệt chú ý giáo dục lý tưởng, phẩm chất đạo đức, lối sống, lịch sử, truyền thống văn hóa dân tộc, giáo dục về Đảng…Đối với học sinh THCS, ở ngưỡng tuổi bắt đầu nhạy cảm với cuộc sống thì trước tiên quan trọng nhất là dạy về nhân cách làm người, tiếp theo mới là dạy văn hóa, dạy nghề.
Thứ hai: Đổi mới mạnh mẽ quản lý nhà nước đối với giáo dục và đào
tạo. Thực hiện phân cấp, tạo động lực và tính chủ động của các cơ sở giáo dục. Tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm đối với các trường…
Thứ ba: Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng. Đặc biệt tránh tình trạng vừa thừa vừa thiếu giáo viên ở một số trường THCS tại một số vùng miền trong cả nước.
Thứ tư: Tiếp tục đổi mới chương trình, tạo chuyển biến mạnh mẽ về phương pháp giáo dục. Chuẩn bị các điều kiện xây dựng chương trình phổ thông mới áp dụng sau 2015. Triển khai xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn đổi mới phương pháp giảng dạy. Tiếp tục xây dựng thư viện câu hỏi kiểm tra, bài tập các môn học để giáo viên, học sinh tham khảo, sử dụng trong dạy và học, tự kiểm tra, đánh giá. Đẩy mạnh triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy và học ở từng cấp học. Đẩy mạnh các hoạt
động giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các cơ sở giáo dục.
Theo đó, rà soát lại toàn bộ chương trình và sách giáo khoa phổ thông. Sớm khắc phục tình trạng quá tải, nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành, chưa khuyến khích đúng mức tính sáng tạo của người học; chuẩn bị kỹ việc xây dựng và triển khai thực hiện bộ chương trình giáo dục phổ thông mới theo hướng hiện đại, phù hợp và có hiệu quả…
Thứ năm: Tăng nguồn lực cho giáo dục. Theo đó, miễn học phí cho học sinh, sinh viên gia đình chính sách, hộ nghèo; giảm học phí cho học sinh, sinh viên gia đình nghèo và hỗ trợ cho HS,SV các hộ có thu nhập thấp… để tạo động lực tích cực giúp học sinh ở những vùng đặc biệt khó khăn có cơ hội được đến trường.
Thứ sáu: Đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục. Nhà nước tập
trung đầu tư cho các vùng khó khăn, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số, từng bước giảm sự chênh lệch về phát triển giáo dục giữa các vùng, miền… Đặc biệt chú ý đến con thương binh, liệt sỹ, gia đình có công với nước, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và học sinh khuyết tật thông qua phát triển các loại quỹ khuyến học, khuyến tài trong các tổ chức xã hội, trong các cộng đồng dân cư.
Thứ bảy: Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo. Giáo dục trong thời kỳ hội nhập quốc tế càng cần phải bảo đảm phát triển bền vững, không ngừng nâng cao chất lượng, phát huy tối đa nội lực, giữ vững độc lập, tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, từng bước tiếp cận nền giáo dục tiên tiến thế giới. Mở rộng hợp tác đào tạo đa phương gắn với việc tăng cường công tác quản lý nhà nước.
Theo đó, ta sẽ xem xét nhóm định hướng đối với việc tăng cường nguồn vốn đầu tư phát triển, cơ sở vật chất cho giáo dục và đào tạo:
a, Ngân sách nhà nước là nguồn tài chính chủ yếu cho giáo dục. Nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục trong tương quan với các ngành khác, nâng tỷ lệ chi cho giáo dục trong ngân sách nhà nước từ 19% năm 2005 và 21% năm 2010; tranh thủ nguồn tài chính vay với lãi suất ưu đãi cho giáo dục từ Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), các tổ chức quốc tế và các nước.
Ngân sách nhà nước tập trung nhiều hơn cho phổ cập giáo dục THCS, cho vùng nông thôn, miền núi,…
Có chính sách đảm bảo điều kiện học tập cho con em người có công và thuộc diện chính sách, tăng cơ hội học tập cho con em gia đình nghèo.Trong thời gian tới, Nhà nước dành kinh phí từ ngân sách và sử dụng các nguồn khác để đào tạo cán bộ bồi dưỡng ở các nước có nền công nghệ tiên tiến.
Huy động nhiều nguồn tài chính khác, kết hợp tốt các nguồn vốn trong và ngoài nước và sự đóng góp của xã hội cho phát triển giáo dục và đào tạo.
b, Các địa phương có kế hoạch cụ thể xây thêm trường sở để đẩy nhanh tiến độ phổ cập giáo dục THCS, tăng số lượng học sinh phổ thông học và hoạt động cả ngày ở trường lên tới 85%, nâng tỷ lệ các trường được xây chuẩn quốc gia lên tới 70% vào năm 2015. Đặc biệt quan tâm xây dựng trường kiên cố, bán kiên cố cho các vùng thường xảy ra thiên tai.
c, Tăng cường và hiện đại hóa trang thiết bị phục vụ đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục. Phấn đấu đến năm 2015 có 70% trường THCS được nối mạng Internet.
d, Xây dựng thư viện trường học. Đến năm 2015 tất cả các trường THCS đều có thư viện nhà trường. Xây dựng hệ thống thư viện điện tử kết nối với các thư viện trong phạm vi quốc gia, khu vực.