- Cơ cấu vốn đầu tư phát triển giáo dục còn chưa hợp lí Điều này là do, nước ta mặc dù đã đầu tư nhiều cho giáo dục nhưng đầu tư chưa có trọng
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư cho giáo dục THCS
3.2.3.1. Đối với ngân sách nhà nước:
Kinh nghiệm cho thấy ở các nước phát triển, kinh phí nhà nước chủ yếu chi cho giáo dục và đào tạo. Vì thế trong những năm qua, để thúc đẩy giáo dục và đào tạo và nâng cao chất lượng dạy và học, nhà nước đã thực hiện xã hội hóa để huy động tiềm năng của các thành phần kinh tế cho giáo dục và đào tạo. Ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục cũng như giáo dục THCS đã tăng lên đáng kể với cơ cấu tăng chi cho những nhiệm vụ trọng tâm của ngành như đổi mới chương trình, bồi dưỡng giáo viên, tăng cường giáo dục miền núi. Tuy nhiên, theo tính toán của các nhà kinh tế, ngân sách nhà nước chi cho giáo dục trong khoảng thời gian qua vẫn giao động trong khoảng 3,1%GDP.
Với tỉ lệ đầu tư như vậy, khó có thể nâng cao chất lượng giáo dục và quản lí nhà nước.
Vì vậy nguồn lực đầu tư cho giáo dục và đào tạo nên cân nhắc phân bổ chi ngân sách cho đúng với ý nghĩa giáo dục là quốc sách hàng đầu, nên tập trung nguồn lực theo hướng:
Một là tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục trên cơ sở xác định lại mục tiêu đào tạo của từng vùng, từng trường sao cho phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới. Nhà trường phải kết hợp tốt nhất mối quan hệ giữa sản xuất và kinh doanh, giữa đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Hai là tăng tỉ lệ ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục THCS, đặc biệt là ở những vùng khó khăn không có nhiều điều kiện đến trường.
Ba là hoàn thiện phổ cập giáo dục cho bậc THCS một cách hiệu quả và chất lượng nhất.