Sớm triển khai áp dụng các phương thức tiên tiến vào quản lý chi NSNN

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả chi đầu tư từ Ngân sách nhà nước (Trang 63 - 66)

- Về chi cho các chương trình kinh tế xã hội: Đây là một nội dung chi đầu tư của NSNN trong thời gian tới không những không giảm mà có thể tăng Chúng ta cần phải quan

3.3.3. Sớm triển khai áp dụng các phương thức tiên tiến vào quản lý chi NSNN

Hiện nay ở nhiều nước trên thế giới các phương thức quản lý chi NSNN theo kết quả đầu ra và theo các chương trình dự án đang được triển khai áp dụng thay thế dần cho phương thức truyền thống, quản lý chi tiêu theo yếu tố đầu vào, và đã mang lại những kết quả tích cực rõ rệt. Đối với các khoản chi đầu tư, nếu áp dụng cơ chế quản lý mới như đã trình bày ở trên

thực chất là thực hiện quản lý theo đầu ra, chi tiêu gắn với sản phẩm cuối cùng. Bên cạnh đó, nhiều khoản chi đầu tư đã được thực hiện theo các chương trình, dự án, tách bạch khỏi các khoản chi thường xuyên, góp phần làm tăng hiệu quả các khoản chi này. Ở Việt Nam trong thời gian tới, các khoản chi đầu tư về cơ bản nên áp dụng theo phương thức quản lý chi gắn với kết quả đầu ra và thực hiện dưới dạng các chương trình, dự án là hợp lý nhất.

Về mặt vĩ mô, để sắp xếp bố trí các khoản chi đầu tư từ NSNN một cách chủ động, hợp lý từ đó mà góp phần nâng cao hiệu quả chi, tránh tình trạng phân tán, dàn trải, cần triển khai áp dụng “Khuôn khổ chi tiêu trong hạn” kết hợp với quản lý chi theo các chu trình ngân sách hàng năm. Làm được như vậy là góp phần thực hiện đầu tư một cách chủ động cho từng giai đoạn, thực hiện tốt mục tiêu của từng thời kỳ và của hàng năm, tránh được tình trạng lúc thừa, lúc thiếu vốn đầu tư không đáng có.

Tóm lại, các giải pháp được đề xuất trên đây đều đòi hỏi phải được thực hiện hết sức cấp

bách, nếu chúng được triển khai sớm bao nhiêu thì cơ hội nâng cao hiệu quả vốn đầu tư từ NSNN càng tốt bấy nhiêu. Vì vậy, các yếu tố có tính chất điều kiện này là vô cùng quan trọng.

KẾT LUẬN

Nâng cao hiệu quả chi đầu tư từ NSNN ở Việt Nam là vấn đề đã và đang được đặt ra hết sức cấp bách, nóng bỏng hiện nay. Tuy vậy, làm gì để có thể thực hiện trọn vẹn hay ít nhiều vấn đề này quả thật là không hề đơn giản, vì chúng vừa trừu tượng, lại ở tầm vĩ mô. Đề tài đã tập trung giải quyết các vấn đề sau:

- Đã cố gắng hệ thống hóa, làm rõ được về mặt nhận thức các khoản chi đầu tư và hiệu quả của chúng. Đặc biệt đã cố gắng đi sâu xây dựng các tiêu chí đánh giá hiệu quả chi đầu tư từ NSNN cả về mặt hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế - xã hội; nhận diện các nhân tố có thể gây ra tình trạng kém hiệu quả và các dạng kém hiệu quả của chi đầu tư từ NSNN.

- Khái quát hóa bức tranh toàn cảnh về thực trạng chi đầu tư của NSNN ở Việt Nam trong thời gian gần đây. Trong đó tập trung vào chi cho đầu tư XDCB, mua sắm và chi thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Qua thực trạng cho phép nhìn nhận tình trạng chung là hiệu quả chi đầu tư từ NSNN còn thấp, tình trạng thất thoát, lãng phí nhiều, gây ra nhiều hậu quả tiêu cực cho đời sống kinh tế - xã hội, với nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau.

- Trên cơ sở khẳng định trong thời gian tới, chi đầu tư từ NSNN vẫn còn rất lớn, việc nâng cao hiệu quả chi đầu tư là vô cùng cấp thiết và có tính sống còn, đề tài đã đề xuất một hệ thống các quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chi đầu tư từ NSNN. Trong đó tập trung vào đề xuất phải nhanh chóng xây dựng qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội đất nước tổng thể, đồng bộ và dài hơi; hoạch định cho được chiến lược đầu tư; sắp xếp các nội dung chi đầu tư một cách hợp lý; đặc biệt là giải pháp đổi mới cơ chế quản lý chi đầu tư sang cơ chế đơn đặt hàng và thanh toán theo sản phẩm cuối cùng được coi là một giải pháp có tính đột phá hiện nay.

MỤC LỤC

1.1.1.1 Khái niệm...3

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả chi đầu tư từ Ngân sách nhà nước (Trang 63 - 66)