Hiệu quả trước quá trình đầu tư: 1 Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả chi đầu tư từ Ngân sách nhà nước (Trang 27)

2.1.2.1.1. Những kết quả đạt được

Một là,Công tác quy hoạch đã bắt đầu được chú ý làm định hướng cho hoạt động đầu tư.

Trong hoạt động đầu tư nói chung, đầu tư từ nguồn NSNN nói riêng, quy hoạch có vai trò quan trọng đảm bảo cho đầu tư đúng hướng và phù hợp. Thời gian qua, các bộ, ngành, địa phương dưới sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ đã xây dựng và rà soát lại các quy hoạch được duyệt, trong đó có quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các vùng kinh tế, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; quy hoạch phát triển một số lĩnh vực về kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội; quy hoạch phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, các khu đô thị, các khu công nghiệp; quy hoạch các sản phẩm chủ yếu và quy hoạch phát triển một số ngành kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, du lịch... Chất lượng quy hoạch nhờ đó đã được nâng lên, bám sát hơn với tình hình thực tế và nhu cầu của thị trường. Các quy hoạch cũng đã có mối liên kết với nhau, phát huy được thế mạnh của từng địa phương, ngành... Với những bước tiến đó, quy hoạch đã trở thành định hướng quan trọng giúp cho Nhà nước, các tổ chức kinh tế, cá nhân..., thực hiện đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư của mình.

Hai là, Cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng có nhiều đổi mới, nhờ đó đã hạn chế được một phần những biểu hiện tiêu cực trong quá trình quản lý đầu tư.

Chính phủ đã thực hiện phân cấp mạnh cho các Bộ, ngành và địa phương thẩm quyền quyết định, tổ chức quản lý thực hiện dự án đầu tư theo Nghị định số 07/2003/NĐ-CP của Chính phủ. Các bộ, ngành, địa phương được trực tiếp quyết định và phê duyệt tất cả các dự án nhóm A, B, C trừ các dự án quan trọng quốc gia do Thủ tướng quyết định sau khi được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư. Trong việc bố trí vốn đầu tư, Thủ tướng Chính phủ chỉ giao tổng mức đầu tư, danh mục dự án nhóm A, việc lựa chọn danh mục các dự án đầu tư và bố trí mức vốn đầu tư cụ thể cho các dự án nhóm B và C do Bộ trưởng và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố tự quyết định. Cơ chế quản lý đầu tư cũng xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cấp, các ngành nhờ đó nâng cao được hiệu quả của dự án, giảm bớt sai sót, vi phạm, thất thoát trong sử dụng vốn đầu tư từ nguồn vốn NSNN.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả chi đầu tư từ Ngân sách nhà nước (Trang 27)