Quan điểm sử dụng vốn đầu tư từ NSNN:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả chi đầu tư từ Ngân sách nhà nước (Trang 52 - 55)

3. Các mục tiêu đạt thấp

3.1.2 Quan điểm sử dụng vốn đầu tư từ NSNN:

Có thể nói, so với thời gian qua, trong thời gian tới chi đầu tư của NSNN chắc chắn là không giảm, mà ngược lại, còn tăng lên nhiều hơn cả về tương đối và tuyệt đối. Do đó, trọng tâm của vấn đề là phải làm sao nâng cao được hiệu quả của số tiền chi. Có thể nói, giờ đây, hiệu quả là vấn đề có tính cốt tử, sống còn của chi đầu tư từ NSNN. Muốn vậy, theo chúng tôi, trước hết cần phải quán triệt các quan điểm sử dụng vốn đầu tư từ NSNN như sau:

Một là, Cần xác định lại nội dung và phạm vi chi đầu tư từ NSNN một cách hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế thư truyền và hội nhập kinh tế quốc tế.

Về mặt lý thuyết, cho đến nay ở Việt Nam chắc chắn cũng đã thấm nhuần nguyên lý kết hợp giữa “bàn tay vô hình” của thị trường và “bàn tay hữu hình” của Nhà nước. Tuy vậy, trên thực tế, có thể do quán tính của cơ chế bao cấp, kế hoạch hóa tập trung, của tư duy tự cung tự cấp, hoặc do một số cán bộ công chức của Nhà nước có chức quyền bị tha hóa, chỉ tính riêng cho lợi ích của bản thân mình… mà dẫn đến tình trạng chi đầu tư của NSNN ôm đồm, dàn trải, bất chấp hiệu quả. Chúng ta cần phải nhìn nhận một cách thẳng thắn và thực hiện kiên quyết trong chỉ đạo, sắp xếp, bố trí chi đầu tư từ NSNN như sau:

- Những nội dung chi nào mà thị trường làm được, thị trường làm tốt và mang lại hiệu quả cao, dứt khoát để cho thị trường thực hiện, Nhà nước không ôm đồm.

- Những nội dung chi nào về cơ bản chỉ phát huy hiệu quả tài chính (chỉ có lãi - lỗ…), còn hiệu quả kinh tế - xã hội đáng kể, Nhà nước cần khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để thị trường thực hiện.

- Chi đầu tư NSNN chủ yếu chỉ tập trung cho các công việc mà thị trường không muốn làm (do khó có hiệu quả tài chính…), không làm được (không đủ sức…) hoặc không được làm

(Nhà nước cấm) và vào các đối tượng mà chủ yếu là mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội tổng hợp ở tầm vĩ mô. Vì vậy, trong thời tới, chi đầu tư từ NSNN chỉ nên tập trung vào các nội dung sau:

+ Chi đầu tư cho các công trình cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội hoàn toàn không có khả năng thu hồi vốn hoặc không thể thu hồi vốn trực tiếp. Các cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội khác có khả năng hồi vốn trực tiếp cần phát huy vai trò của thị trường để thực hiện.

+ Chi góp vốn liên doanh, góp vốn cổ phần… phải được cân nhắc, lựa chọn kỹ vào một số ít các hoạt động kinh tế then chốt, mũi nhọn của nền kinh tế (như khai thác dầu, hóa dầu…).

+ Chi dự trữ để đảm bảo an ninh tài chính, an ninh tiền tệ và các an ninh kinh tế khác là rất cần thiết và phải được chú ý quan tâm.

+ Chi cho các chương trình kinh tế - xã hội có tính chất vùng và quốc gia cũng cần được chú trọng.

Hai là, Mọi khoản chi đầu tư từ NSNN phải đặt mục tiêu hiệu quả lên hàng đầu.

Trong kinh tế học, cặp phạm trù “đầu tư - hiệu quả” luôn gắn bó chặt chẽ với nhau như hình với bóng, không thể tách rời nhau. Đã đầu tư là vì mục tiêu hiệu quả, ngược lại, không hiệu quả là không đầu tư.

Ở Việt Nam, cặp phạm trù này cũng thể hiện rõ rệt trong tất cả các khoản đầu tư của tư nhân. Tuy vậy, với các khoản đầu tư từ NSNN, thì chúng hầu như không được tôn trọng, mà ngược lại, bị vi phạm nhiều nhất. Có thể nói, chi đầu tư từ NSNN của chúng ta là thất thoát, lãng phí nhiều nhất, có nhiều tiêu cực nhất và kém hiệu quả nhất. Thậm chí có nhiều khoản chi biết là rất kém hiệu quả, song người ta vẫn quyết định chi, vì có chi thì những cá nhân có liên quan mới có lợi ích, có “mầu”.

Do đó, quán triệt quan điểm này thực chất là quay về với điều hiển nhiên, khách quan, phù hợp với qui luật. Ở đây quả thật đúng như câu ngạn ngữ, chân lý không phải ở đâu xa, mà ngay ở dưới chân mình. Chỉ khi nào Nhà nước, các cấp, các ngành… có liên quan cũng coi hiệu quả là mục tiêu hàng đầu của chi đầu tư từ NSNN thì những “tai tiếng”, tiêu cực trong chi đầu tư từ NSNN ở nước ta mới có cơ may chấm dứt.

Chúng ta vẫn biết là, dánh giá hiệu quả chi đầu tư từ NSNN thường là khó khăn, vì đó chủ yếu là hiệu quả tổng hợp về kinh tế - xã hội, ở tầm vĩ mô, thường phát huy tác dụng trong một thời gian dài. Tuy vậy, bên cạnh đó cũng có thể nhận diện khá rõ nét mức độ thất thoát, mức độ lãng phí của khoản chi này. Vì vậy, trước khi ra quyết định về một khoản chi đầu tư nào đó, cần phải có những phân tích, đánh giá một cách kỹ lưỡng về hiệu quả thu được, về mức độ thất thoát, lãng phí… có thể xảy ra, để phấn đấu giảm thấp, đi đến chấm dứt thất thoát, lãng phí trong chi đầu tư từ NSNN.

Ba là, Cần phải biết kết hợp một cách chặt chẽ các nguyên tắc, phương pháp… phù hợp của kinh tế thị trường để đưa ra một cơ chế quản lý chi đầu tư từ NSNN một cách tối ưu nhất.

Có một thực tế là, các khoản chi đầu tư của tư nhân (bao gồm của cả các doanh nghiệp, công ty) đều được quản lý tốt hơn hẳn so với các khoản chi đầu tư của Nhà nước. Phải chăng là tư nhân có trình độ quản lý cao hơn các cơ quan Nhà nước. Thực tế chứng minh là không phải như vậy.

Sự thật là ở chỗ, tư nhân quản lý đầu tư chủ yếu theo cơ chế thị trường, mà cơ bản là theo nguyên tắc mua bán ngang giá, sòng phẳng, rõ ràng, minh bạch, quyền lợi đi đến với trách nhiệm v.v… Trong khi đó, quản lý chi đầu tư của Nhà nước, như đã được chỉ ra ở phần thực trạng, với nhận thức tư duy của cơ chế tự cung tự cấp, một chiều từ Nhà nước, phần lớn là nặng về hành chính, mệnh lệnh… thông qua hàng loạt các quy định và nhiều trong số đó là không phù hợp. Từ đó, dẫn đến tình trạng làm theo quy định thì không làm được, còn không làm theo quy định (theo thực tế thị trường) thì bị cho là sai. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng có thể đã áp dụng một số yếu tố của thị trường vào công tác quản lý, song thường là nửa vời hoặc máy móc, cứng nhắc…

Từ đó, để quản lý chi đầu tư từ NSNN có hiệu quả cao thì vấn đề quan trọng hàng đầu là xác lập cho được các cơ chế quản lý tiên tiến, phù hợp, để cho cơ chế vận hành theo các quy luật vốn có của nó. Làm được như vậy tức làm cho cả bộ máy hoạt động tốt, tất cả các chi tiết đều trơn tru, sáng loáng.

Với sự phân tích như vậy, chúng ta có thể hình dung về cơ chế quản lý vốn đầu tư từ NSNN như sau:

Giờ đây Nhà nước là một loại khách hàng đặc biệt đại diện cho xã hội. Nhà nước có túi tiền là khoản tiền dành cho chi đầu tư. Nhà nước cần các công trình cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, Nhà nước cần mua sắm tài sản, cần các dịch vụ về bảo vệ môi trường, về chính sách xã hội… Tất cả những thứ đó Nhà nước sẽ được cung cấp từ xã hội thông qua các cơ chế đơn đặt hàng với các nhà cung cấp và dùng túi tiền chi đầu tư để thanh toán. Cụ thể:

- Nhà nước sẽ đưa ra yêu cầu cụ thể (đơn đặt hàng) về các hàng hóa, dịch vụ cần thiết, gồm: số lượng, chất lượng, quy cách, phẩm chất, thời hạn cung cấp…

- Nhà nước lựa chọn các bên cung cấp thông qua cơ chế đấu thầu rộng rãi và công khai. - Giá cả được thỏa thuận trước.

- Nhà nước sẽ thanh toán đầy đủ cho người cung cấp khi bàn giao sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ cho Nhà nước.

Với cơ chế này, Nhà nước không cần phải theo suốt quá trình chi đầu tư như từ trước đến nay, mà chỉ cần tập trung ở hai khâu: (i) Đưa ra yêu cầu (đặt hàng) và (ii) nghiệm thu thanh

toán. Tất cả các công việc còn lại là do bên nhà cung cấp đảm nhận, từ khâu tổ chức thi công, giám sát… cho đến khâu kiểm toán cuối cùng để làm cơ sở, căn cứ cho nghiệm thu, thanh toán.

Cơ chế trên đây khá mới mẻ ở Việt Nam, song ở các nước kinh tế thị trường phát triển thì chúng đều đã được áp dụng từ lâu và đó chính là một trong những lý do cắt nghĩa tại sao hiệu quả chi đầu tư từ NSNN của họ không thấp kém như của chúng ta, thất thoát, lãng phí… hầu như không đáng kể và nạn tham nhũng ở đây cơ bản bị đẩy lùi. Lúc này các Ban quản lý dự án của Nhà nước như các PMU về cơ bản là không cần thiết phải có, và nếu có đi chăng nữa, là của các bên nhận thầu (Bên B) để giám sát quản lý hoạt động xây dựng, mua sắm… của chính họ, nhằm đảm bảo chất lượng của các công trình, dự án… theo đúng yêu cầu. Về phía Nhà nước, thay vào đó là cơ chế hoạt động của các Hội đồng khi thực hiện đặt hàng (thông qua đấu thầu rộng rãi) và khi nghiệm thu công trình, dự án… hoàn thành, làm cơ sở để thực hiện chi đầu tư. Chi đầu tư lúc này sẽ được chuyển sang thực hiện theo cơ chế “chi theo kết quả đầu ra”, tương tự như việc thanh toán cho các hàng hóa dịch vụ khác được mua bán bình thường trên thị trường.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả chi đầu tư từ Ngân sách nhà nước (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w