3. Các mục tiêu đạt thấp
2.2.1.2 Thực trạng về vốn cho thực hiện mục tiêu các chương trình quốc gia:
Tính đến năm 2000, ước thực hiện tổng mức đầu tư từ các nguồn khác nhau cho các CT MTQG là 26.895 tỷ đồng. Trong đó vốn NSNN là 14.926 tỷ đồng, chiếm 55%; vốn tín dụng là 5.000 tỷ đồng (không kể vốn quay vòng cho vay chương trình việc làm khoảng 3.000 tỷ đồng) chiếm 19%, vốn hợp tác quốc tế là 3.031 tỷ đồng chiếm 11%, vốn huy động từ trong dân cư và các cơ quan trong doanh nghiệp là 3.938 tỷ đồng, chiếm 15%.
Mức đầu tư cụ thể của từng chương trình như sau:
Chương trình Xoá đói giảm nghèo: 3 năm 1998 – 2000 đã đầu tư 9.150 tỷ đồng, đạt
91,5% mức vốn được duyệt (9.150/10.000 tỷ đồng). Trong đó vốn cấp từ NSNN 2.800 tỷ đồng (trong đó có khoảng 900 tỷ đồng là vốn được lồng ghép từ các chương trình khác), chiếm 30; vồn hợp tác quốc tế 1.200 tỷ đồng, chiếm 13%; vốn tín dụng 5.000 tỷ đòng, chiếm 54,6%; vốn huy động các doanh nghiệp, các tổ chức, các tỉnh, thành phố 150 tỷ đồng, chiếm 1,6 %. Năm 1999 có 1.200 xã và năm 2000 có 1.740 xã và năm 2001 là trên 2.200 xã nghèo đắc biệt khó khăn được đầu tư bình quân mỗi năm 400 triệu đồng/xã để xây dựng cơ sở hạ tầng.
Chương trình Giải quyết việc làm: đã được đầu tư 3.970 tỷ đồng đạt 81,2% mức vốn
được duyệt (3.970/4.800 tỷ đồng). Trong đó vốn NSNN: 1.260 tỷ đồng, vốn tài trợ của nước ngoài là 110 tỷ đồng, vốn doanh nghiệp và dân cư là 2.600 tỷ đồng chiếm 54%.
Trong 5 năm 1996 – 2000 quỹ QGGQVL đã cho vay với doanh số là 3.000 tỷ đồng để cho vay các dự án nhỏ phát triển sản xuất kinh doanh. Chương trình đã góp phần giải quyết việc làm cho khoảng 1,2 triệu lao động, trong đó có khoảng 36 vạn người cóviệc làm mới và 84 van người có thêm việc làm. đã thành lập được 143 trung tâm dịch vụ việc làm tại các Bộ, ngành, địa phương.
Chương trình Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn: Trong giai đoạn I (1998
– 2000) dự kiếnư mức vốn đầu tư là 6.200 tỷ đồng, đã thực hiện được 1.260 tỷ đồng, bằng 20,3%. Trong đó vốn NSNN là 318 tỷ đồng (bao gồm vốn Chương trình nước sạch và VSMTNT và vốn các chương trình khác có đầu tư cho nước sạch), chiếm 25%; vốn hợp tác
quốc tế là 140 tỷ đồng, chiếm 11%; vốn huy động của dân cư và địa phương là 802 tỷ đồng, chiếm 63,7%.
Chương trình thể thao: Được duyệt tổng mức đầu tư đến năm 2003 là 2.300 tỷ đồng chủ yếu để phục vụ cho SEAGAME 22 vào năm 2003. Trong 3 năm 1998 – 2000 mới tập trung vào công tác chuẩn bị là chính nên mức đầu tư còn thấp, mới thực hiện được 305 tỷ đồng để đầu tư cho trường đại học thể dục thể thao và các Trung tâm huấn luyện quốc gia I, II, III ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, đà Nẵng và làm công tác chuẩn bị xây dựng sân vận động trang tâm quốc gia Mễ Trì, Hà Nội. Về đào tạo vận động viên thành tích cáo guốc gia, mới đào tạo được hơn 4.000/10.000 VĐV cần đào tạo.
Chương trình Dân số - Kế hoạch hoá gia đình: từ năm 1990 đến hết năm 2000 đã
được đầu tư 2.680 tỷ đồng, trong đó vốn NSNN là 2.013 tỷ đồng, vốn viện trợ và vốn vay ADB và WB là 505 tỷ đồng, ngân sách đại phương đầu tư là 162 tỷ đồng, phần vốn vay chủ yếu để đầu tư xây dựng 2.291 trạm y tế xã, nâng cấp trang thiết bị cho 118 bệnh viện huyên, 47 y tế bản và mua thuốc tránh thai.
Chương trình thanh toán một số bệnh xã hội và bệnh dịch nguy hiểm: từ năm 1990
– 2000 đã đầu tư 2.500 tỷ đồng, trong đó vốn cấp trực tiếp từ ngân sách là 1.800 tỷ đồng, vốn vay và viện trợ 700 tỷ đồng. Vốn của chương trình y tế chủ yếu là kinh phí sự nghiệp và phục vụ cho công tác phòng các bệnh dịch và khám chữa các bệnh xã hội.
Chương trình phòng chống HIV/AIDS: từ năm 1990 – 2000 được đầu tư 440 tỷ
đồng, trong đó vón cấp từ ngân sách là 355 tỷ đồng, vốn viện trợ là 76 tỷ đồng, vốn huy động của dân là 9 tỷ đồng; vốn đầu tư cho chương trình phóng chống HIV/AIDS chủ yếu là chi cho công tác tuyên truyền, tập huấn cán bộ, sàng lọc máu và điều trị người nhiễm HIV/AIDS.
Chương trình giáo dục và đào tạo: từ năm 1991 đến năm 2000 đã được đầu tư 5.000
tỷ đồng, chủ yếu là vốn sự nghiệp. Công tác phổ cập tiểu học và xoá mù chữ được đầu tư 301 tỷ đồng và đã nâng được tỷ lệ số người biết chữ từ 88% năm 1990 lên 94% năm 2000 và đến nay toàn bộ 61 tỉnh, thành phố của cả nước đã đạt chuẩn quốc gia về phổ cập tiểu học và xoá mù chữ.
Đầu tư 945 tỷ đồng cho việc tăng trưởng cơ sở vật chất các trường sư phạm và bồi dưỡng giáo viên. kết quả đã xây dựng được 450 hạng mục công trình với diện tích 550.000 m2 sàn và gần 180.000 m2 phòng học, 68.000 m2 phòng thí nghiệm; 290.000 m2 ký túc xá. Quy mô cơ sở vật chất cho đào tạo của các trường sư phạm tăng từ 41.000 chỗ ( năm 1994) lên 120.000 chỗ (năm 1998) và 50.500 chỗ cho học sinh sinh viên. Hàng năm các truờng Đại học và Cao đẳng sư phạm có thể cung cấp 18.000 giáo viên cấp II và III; các trường Trung học sư phạm cung cấp 13.000 giáo viên tiểu học và mầm non.
Tổng hợp lại các nguồn vốn đầu tư cho các Chương trình mục tiêu Quốc gia trong thời gian qua (tính đến hết năm 2000) thể hiện qua biểu hiện sau:
Tên CT MTQG TỔNG VỐN TRONG ĐÓ VỐN CẤP TỪ NSNN VỐN VAY VÀ VIỆN TRỢ NN VỐN TÍN DỤNG TRONG NƯỚC VỐN DN, DÂN CƯ, ĐỊA PHƯƠNG
1.CT Xoá đói giảm nghèo 9.150 2.800 1.200 5.000 150
2. CT Giải quyết việc làm 4.570 1.860 110 2.600
3. CT Nước sạch và VSMTNT 1.260 318 140 802 4. CT Thể thao 305 305 5. CT Dân số KHHGĐ 2.680 2.013 505 162 6. CT Thanh toán một số bệnh XH và bệnh dịch nguy hiểm 2.500 1.800 700 7. CT phòng chống HIV/AIDS 440 355 76 9
8. CT Giám dục – Đào tạo 5.000 5.000
9. CT Văn hoá 900 475 300 215
Tổng cộng 26.895 14.926 3.031 5.000 3.938
( Nguồn: Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và đầu tư )
Giai đoạn 1996 – 2000, vốn cấp trực tiếp từ NSNN đối với các chương trình mục tiêu quốc gia là 55% so với tổng số vốn thực hiện, đối với các chương trình mục tiêu khác là 82%. Ngoài vốn cấp trực tiếp từ NSNN, các CT MTQG còn thu hút được nhiều nguồn vốn khác như vốn vay và viện trợ của nước ngoài (11%), vốn tín dụng trong nước (19%), vốn huy động của dân và địa phương đóng góp (15%). Việc kết hợp nhiều nguồn vốn nêu trên đã thể hiện đúng chủ trương của Đản và Nhà nước ta trong việc huy động các nguồn lực, kết hợp nhà nước và nhân dân cùng làm để thực hiện thắng lợi các mục tiêu chương trình Quốc gia.