Định hướng chi đầu tư từ NSN trong thời gian tới:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả chi đầu tư từ Ngân sách nhà nước (Trang 51 - 52)

3. Các mục tiêu đạt thấp

3.1.1 Định hướng chi đầu tư từ NSN trong thời gian tới:

Việt Nam trong thời kỳ thực hiện CNH, HĐH đất nước, đẩy nanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội. Riêng về tốc độ phát triển kinh tế, nhiệm vụ đặt ra hàng năm là phải đạt trên, dưới 8% (7,5% – 8,5%/năm). Đúng là, chỉ có trên cơ sở duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và liên tục nhiều năm như vậy thì chúng ta mới có thể nhanh chóng thoát khỏi đói nghèo, tránh khỏi nguy cơ tụt hậu thực hiện được mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 và có cơ hội đuổi kịp các nước tiên tiến.

Muốn được như vậy, có rất nhiều việc phải làm. Trong đó, một trong những yếu tố hết sức quan trọng là cần phải có đủ lượng vốn đầu tư cần thiết cho nền kinh tế. Theo tính toán của nhiều nhà kinh tế, với hệ số ICOR của Việt Nam hiện nay dự tính là 4 – 4,5, từ nay đến năm 2010 và những năm tiếp theo, hàng năm nền kinh tế sẽ cần có 20 – 25 tỷ USD vốn đầu tư, Trong đó, nếu phần đầu tư từ NSNN là khoảng 20%, thì con số tuyệt đối phải từ 4 đến 6 tỷ USD cho mỗi năm.

Số tiền chi đầu tư đó của NSNN so vốn nhu cầu của nền kinh tế đòi hỏi cũng vấn là ở mức khiêm tốn. Thật vậy, nhu cầu về phát triển mạng lưới cơ sở hạ tầng về kinh tế, xã hội trước yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH; nhu cầu thực hiện nhiều Chương trình mục tiêu quốc gia cho phát triển bền vững, bảo về môi trường, thực hiện các chính sách về công bằng xã hội… đang đặt ra vô cùng cấp bách.

Nhu cầu là vậy, còn khả năng đảm bảo cho nguồn vốn đầu tư của NSNN có khả thi và thực tế không? Câu trả lời là hoàn toàn có cơ sở, do:

Thứ nhất, Bản thân thu NSNN hàng năm cũng đã có điều kiện dành nhiều hơn cho chi

đầu tư phát triển. Luật NSNN 1996 cũng như Luật NSNN 2002 đều nhấn mạnh, “ Thu từ thuế, phí, lệ phí phải đảm bảo cho chi thường xuyên và ngày càng dành nhiều hơn cho chi đầu tư phát triển” (Điều 8 - Luật NSNN hiện hành). Trên thực tế đã hơn 10 năm nay, NSNN đã thực hiện được mục tiêu này. GDP hàng năm của Việt Nam hiện nay đã vượt quá 50 tỷ USD, tổng thu NSNN cũng đã vượt qua 10 tỷ USD. Do đó, hàng năm có thể dành ra 2 – 3 tỷ USD từ tổng thu cho chi đầu tư và phát triển là hoàn toàn hiện thực.

Thứ hai, cũng theo Luật NSNN, Quốc hội cũng cho phép hàng năm NSNN có thể bội chi 1 tỷ hộ hợp lý cho chi đâù tư phát triển. NSNN đã được phép bộ chi chủ động cho chi đầu tư thông qua vay mượn trong và ngoài nước.

Về vay ngoài nước, trong nhiều năm qua và những năm sắp tới, chúng ta có lợi thế là đã gây được lòng tin lớn cho cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế. Hiện nay, hàng năm cộng đồng quốc tế cam kết dành cho Chính phủ Việt Nam vay trên dưới 3 – 4 tỷ USD ODA cũng là hoàn toàn hiện thực. Với tổng số này, chỉ cần khoảng 40% được đua vào NSNN để thực hiện chi đầu tư (còn lại thông qua cho vay lại của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, thì mỗi năm từ nguồn vốn này cũng có 1,2 đến 1,5 tỷ USD.

Ngoài ra, chưa kể Chính phủ còn có thể vay trong nước hoặc phát hành trái phiếu và nước ngoài. Các hình thức này cũng cho pháp tạo ra nguồn chi đầu tư hàng năm thêm 1 – 2 tỷ USD.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả chi đầu tư từ Ngân sách nhà nước (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w