Hiệu quả sau đầu tư

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả chi đầu tư từ Ngân sách nhà nước (Trang 38 - 42)

2.1.2.3.1.. Những kết quả đạt được

Thứ nhất, Số lượng dự án hoàn thành đưa vào sử dụng ngày càng gia tăng. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, hàng năm có hàng ngàn dự án sử dụng vốn NSNN hoàn thành, được quyết toán và bàn giao đưa vào khai thác, sử dụng. Năm 2000 có 8.169 dự án được hoàn thành, năm 2001: 9.595 dự án, năm 2002: 14.484 dự án và năm 2003: 21.404 dự án. Số dự án được phê duyệt quyết toán năm 2000 là 4.236 dự án, năm 2001: 6.319 dự án, năm 2002: 9.540 dự án và năm 2003: 15.800 dự án. Về cơ bản các dự án đều được bàn giao để khai thác, sử dụng ngay

sau khi hoàn thành, góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Thứ hai, Phần lớn các dự án sau khi hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng đều có những tác động tích cực. Đặc biệt, các dự án triển khai tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, ngoài các tác động về mặt kinh tế, còn gây hiệu ứng kép trong lĩnh vực văn hóa - xã hội. Dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh dự kiến đem lại nguồn lợi lớn cho nền kinh tế, nhưng lợi ích về văn hóa - xã hội còn được đánh giá cao hơn do dự án này có khả năng khai hóa các khu vực chậm và kém phát triển ở phía tây, đồng thời góp phần tạo lập sự công bằng trong phát triển của đất nước.

2.1.2.3.2.. Những hạn chế và nguyên nhân

Một là,Khâu quyết toán các công trình thường rất chậm trễ.

Theo quy định, khi dự án (hoặc công trình hay hạng mục công trình) hoàn thành, chủ đầu tư phải lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư gửi cho cơ quan cấp phát, cơ quan quyết định đầu tư. Quyết toán vốn đầu tư là một khâu quan trọng nhằm xác định toàn bộ chi phí hợp pháp, hợp lệ đã được đầu tư, loại bỏ những chi phí không được phép tính vào giá trị tài sản của dự án và xác định chính xác giá trị tài sản bàn giao đưa vào sản xuất, sử dụng. Như vậy, quyết toán có ý nghĩa quan trọng hạn chế thất thoát, lãng phí, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NSNN.

Tuy nhiên, những năm gần đây số lượng dự án chưa phê duyệt quyết toán còn nhiều và không có biểu hiện giảm. Năm 2001 có 1.303 dự án đã hoàn thành chưa được quyết toán, năm 2004 tăng lên 3.716 dự án. Tình trạng dự án chưa được quyết toán thường gặp ở số các dự án nhóm B và C và diễn ra tại các địa phương. Năm 2004, trong tổng số 3.716 dự án chưa được quyết toán, có 3.103 dự án thuộc sự quản lý của các địa phương, chiếm 83,5%.

Một số công trình đã hoàn thành, thậm chí đã đưa vào khai thác, sử dụng nhưng không quyết toán được, kéo dài nhiều năm mà đến nay chưa có giải pháp xử lý, như trư- ờng hợp của nhà máy xi măng Bút Sơn (Hà Nam) đưa vào sử dụng năm 1999, nhà máy xi măng Hoàng Mai (Nghệ An) đưa vào sử dụng từ năm 2002.

Bảng 2.5: Tình hình quyết toán dự án đã hoàn thành thời kỳ 2000 - 2003 Năm 2000 2001 2002 2003 Số lượng (DA) Tỷ trọng (%) Số lượng (DA) Tỷ trọng (%) Số lượng (DA) Tỷ trọng (%) Số lượng (DA) Tỷ trọng (%) Tổng số DA hoàn thành 8.169 100 9.595 100 14.484 100 21.404 100 Số DA đã quyết toán 4.236 52,0 6.319 65,8 9.540 65,9 15.800 73,8 Số DA chưa quyết toán 1.303 15,9 1.245 13 3.160 21,8 3.716 17,4 Số DA chưa nộp báo

cáo quyết toán 2.630 32,1 2.031 21,2 1.784 12,3 1.888 8,9

Nguồn: Báo cáo của đoàn giám sát năm 2004 của Uỷ ban Thờng vụ Quốc hội, năm 2004

Bên cạnh đó, nhiều ban quản lý dự án chưa gửi báo cáo để quyết toán mặc dù công trình xây dựng đã hoàn thành. Năm 2003 vẫn còn có 1.888 dự án chưa nộp báo cáo để quyết toán, chiếm 8,9% tổng số dự án đã hoàn thành.

Việc các dự án đã hoàn thành nhưng chưa được quyết toán, chưa quyết toán được hay chưa gửi hồ sơ đề nghị quyết toán đã gây ảnh hưởng không tốt đến việc theo dõi, quản lý sử dụng vốn đầu tư Nhà nước.

Các nguyên nhân dẫn đến quyết toán chậm như:

- Thủ tục quyết toán còn rườm rà, chưa được cải tiến phù hợp với tình hình thực tiễn. - Ở góc độ cơ quan tài chính: Hàng năm có hàng chục ngàn dự án đầu tư được hoàn thành, đây là một khối lượng công việc lớn đối với hoạt động quyết toán công trình. Tuy nhiên, biên chế và năng lực của đội ngũ cán bộ thẩm định quyết toán hiện nay còn nhiều hạn chế và bất cập đã ảnh hưởng không thuận đến tốc độ phê duyệt quyết toán.

- Ở cấp quản lý dự án: Do năng lực của một số ban quản lý dự án còn yếu kém, không nắm rõ những yêu cầu, thủ tục cần thiết của quyết toán khiến cho cán bộ quyết toán phải hướng dẫn làm lại nhiều lần, gây tốn kém về mặt thời gian và chậm đưa công trình vào khai thác, sử dụng, làm giảm hiệu quả của công trình đã hoàn thành.

- Hiện chưa có chế tài xử phạt đối với trường hợp chủ đầu tư gửi báo cáo quyết toán chậm hay trường hợp đơn vị có nhiệm vụ phê duyệt quyết toán giải quyết công việc không đúng tiến độ thời gian.

Hai là, Chi duy tu, bảo dưỡng các công trình đã hoàn thành chưa được các cấp, các ngành quan tâm đúng mức, khiến cho nhiều công trình không phát huy hết hiệu quả

hoạt động.

Chi duy tu, bảo dưỡng có vai trò quan trọng đối với việc đảm bảo hiệu quả hoạt động của các công trình. Xét trên khía cạnh tài chính, thiếu duy tu, bảo dưỡng sẽ triệt tiêu tính hiệu quả. Mặc dù chưa có nghiên cứu tổng thể, nhưng theo đánh giá của các chuyên gia nước ngoài, chi duy tu, bảo dưỡng ở Việt Nam có tỷ suất lợi nhuận cao hơn so với của đầu tư mới. Qua đó cho thấy hiệu quả của việc duy tu, bảo dưỡng và sự thiếu quan tâm của các cấp có thẩm quyền trong việc bố trí nguồn vốn để đảm bảo cho các công trình phát huy tác dụng trong thực tiễn.

Tỷ lệ chi duy tu, bảo dưỡng trong tổng chi NSNN của Việt Nam trong những năm qua không những không tăng mà giảm từ 23,4% năm 1997 xuống dưới 17% vào năm 2003. Với mức chi tiêu này, chắc chắn nhiều công trình đã được hoàn thành sẽ không thể có hiệu quả như mong đợi.

Tình trạng thiếu duy tu, bảo dưỡng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng và chất lượng công trình được thể hiện khá rõ trong ngành thủy lợi và giao thông vận tải. Trong ngành thủy lợi, theo thống kê có đến hơn 50% công trình lớn không mang lại hiệu quả do thiếu duy tu, bảo d- ưỡng. Trong ngành giao thông vận tải, Dự án Nâng cấp mạng lưới đường bộ do WB tài trợ đưa ra nhận định, nếu mức chi tiêu hiện nay cho duy tu, bảo dưỡng đường bộ được duy trì trong vòng hơn 10 năm nữa, thì mạng lưới giao thông đường bộ sẽ bị xuống cấp nặng nề, với 34% đ- ường rơi vào tình trạng hư hỏng, tỷ lệ đường tốt sẽ giảm xuống còn dưới 10%. Một nghiên cứu trước đó của WB cũng đã ước tính, hàng năm Việt Nam bị thiệt hại khoản khoảng 160 triệu USD do đường bộ thiếu được duy tu, bảo dưỡng. Để duy trì các công trình giao thông ở tình trạng “không đổi” như hiện tại thì cần khoảng 1,15 nghìn tỷ đồng, và để đạt được giải pháp tối ưu nhất sẽ cần 1,5 nghìn tỷ đồng mỗi năm. Tuy nhiên, theo ước tính của Cục Đường bộ, Bộ Giao thông vận tải, chi cho duy tu bảo dưỡng hiện nay chỉ đáp ứng được khoảng 50% số vốn nói trên.

Một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến công tác duy tu, bảo dưỡng chưa được quan tâm đúng mức như:

- Nhận thức của các cấp có thẩm quyền về vị trí, vai trò của công tác duy tu, bảo dưỡng công trình sau khi hoàn thành còn nhiều hạn chế.

- Chưa có sự gắn kết giữa việc xây dựng, hoàn thành công trình, dự án với việc duy tu bảo dưỡng công trình để công trình phát huy tác dụng trong thực tiễn.

- NSNN bố trí cho công tác duy tu, bảo dưỡng còn hạn hẹp, trong khi các cấp, các ngành chưa chủ động khai thác các nguồn vốn khác để đảm bảo sử dụng có hiệu quả công trình, dự án sau khi hoàn thành.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả chi đầu tư từ Ngân sách nhà nước (Trang 38 - 42)