Kiểm tra,bảo dỡng, sửa chữa hệ thống điện

Một phần của tài liệu Mô đun sửa chữa mô tô xe máy (Trang 68 - 72)

- Nhiệm vụ; Hệ thống đánh lửa có nhiệm vụ biến dòng điện sơ cấp (6Vhoặc

10.6Kiểm tra,bảo dỡng, sửa chữa hệ thống điện

10.6.1 Kiểm tra, điều chỉnh thời điểm đánh lửa

Muốn kiểm tra điều chỉnh thời điểm đánh lửa cần phải biết : 1. Chiều quay của vô lăng khi động cơ làm việc

- Nhìn vào mũi tên chỉ chiều quay trên vô lăng. - Đạp cần khởi động xác định chiều quay. 2. Dấu đặt lửa

- ở động cơ xe Hon da khi dấu chữ F ngang với dấu khoét trên các te là điểm đặt lửa.

- ở động cơ xe Sim sơn khi dấu gạch ở vô lăng ngang với dấu vạch của mâm điện hay dấu gạch ở các te là điểm đặt lửa.

- Đối với những xe không có dấu đặt lửa ta phải tự xác định :

Quay vô lăng để pít tông ở ĐCT đánh dấu hai điểm tơng ứng nhau trên vô lăng (T) và trên các te (X). Quay vô lăng ngợc chiều quay khoảng 120, đây chính là dấu đặt lửa (F) ta đánh dấu vào vô lăng (đối với xe Hon da). Quay vô lăng ng- ợc chiều quay để pít tông cách điểm chết trên 1,8mm đánh dấu trên vô lăng đó là dấu đặt lửa (đối với xe Sim sơn).

3. Đặt lửa : (ứng với dấu T và F ta có hai phơng pháp điểm tra và đặt lửa) Cách 1 : dựa vào ĐCT (T)

a) Quay vô lăng để pít tông ở ĐCT (T trùng dấu khoét ở các te). Lúc này má vít ở vị trí mở lớn nhất.

b) Dùng thớc lá kiểm tra khe hở giữa hai mặt vít Khe hở tiêu chuẩn với các xe :

- Hon da : 0,3 ữ 0,4 mm - Sim sơn : 0,35 ữ 0,45 mm

Đối với ngời có kinh nghiệm có thể xác định khe hở má vít bằng mắt. c) Nếu khe hở không đạt tiêu chuẩn cần điều chỉnh lại :

- Đa tua vit vào lỗ trống ở vô lăng, nới nhẹ má vít giữ má vít (không nới lỏng, khó điều chỉnh).

- Dùng tua vít đa vào rãnh giữ má vít và mâm điện gạt lên hoặc xuống tuỳ khe hở rộng hẹp để đa về khe hở tiêu chuẩn.

- Siết chặt vít giữ má vít.

- Kiểm tra lại : nếu cha đạt cần tiếp tục hiệu chỉnh. Có thể đặt dấu đặt lửa trùng với dấu khoét trên các te. Lắc vô lăng qua lại nếu thấy má vít chớm mở là đạt yêu cầu.

Cách 2 :

a) Quay vô lăng theo chiều quay để dấu F trên vô lăng trùng với dấu khoét trên các te (đối với xe Hon da).

b) Lắc vô lăng qua lại trên điểm F kiểm tra độ mở của má vít. Nếu hai vít đóng kín hoặc mở lớn thì phải điều chỉnh lại để tại thời điểm F má vít là chớm mở :

- Đa tua vít vào lỗ trống ở vô lăng, nới nhẹ vít giữ má vít.

- Dùng tua vít xoay nhẹ vào khe hiệu chỉnh để khe hở hai má vít là chớm mở thì dừng lại.

- Siết chặt vít giữ má vít.

c) Kiểm tra lại : quay vô lăng theo chiều quay để pít tông ở ĐCT. - Nếu khe hở là :

+ Đối với xe Hon da : 0,3 ữ 0,4 mm + Đối với xe Sim sơn : 0,35 ữ 0,45 mm.

- Dựng chân chống, mở khóa điện, về số “ 0 ”.

- Tháo nắp chụp bu ri khỏi dây cao áp, để đầu dây cao áp cánh mát (cánh tản nhiệt ở nắp máy) từ 5 ữ7 mm.

- Đạp cần khởi động :

- Nếu có tia lửa điện xanh tím mập kèm theo tiếng kêu tanh tách chứng tỏ điện cao áp tốt.

- Nếu tia lửa hoe vàng, xanh mảnh hoặc để gần mới có tia lửa yếu cần kiểm tra, sửa chữa.

Chú ý. Điện cao áp mạnh hay yếu phụ thuộc vào các yếu tố : + Từ lực của nam châm vĩnh cửu (của vô lăng).

+ Tốc độ biến thiên của từ trờng (tốc độ quay của trục khuỷu). + Thời điểm đánh lửa sớm muộn của má vít. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

10.6.3 Kiểm tra, điều chỉnh bu ri

Bu ri là bộ phận tiếp nhận điện cao áp phóng tia lửa điện ở hai cực.

Sau thời gian sử dụng, muội than sẽ bám quanh sứ cách điện giữa 2 cực bu ri khoảng cách 2 cực mòn vẹt, sứ cách điện rạn nứt dẫn tới h hỏng. Theo định kì khoảng 5000 km hoặc có nghi ngờ thì phải tháo ra lau rửa sạch bu ri, kiểm tra điều chỉnh hoặc thay thế.

1. Tháo vệ sinh bu ri

a) Tháo nắp dây bu ri: dùng tay tháo nắp đậy bu ri kéo ra. b) Thổi sạch bụi quanh chân bu ri trớc khi tháo.

c) Dùng tuýp bu ri phù hợp để tháo. d) Kiểm tra bu ri:

- Sứ cách điện ở lòng bu ri có bị rạn nứt không. - Các điện cực của bu ri có bị quá mòn không. - Muội than, cặn dầu có đóng nhiều không.

Nếu có các hiện tợng trên nên thay mới nếu không ta phải làm vệ sinh sạch bu ri.

2. Các dạng h hỏng của bu ri

a) Bình thờng. Có muội màu gạch hay xám ở đầu cực giữa, có thể lau sạch.

b) Đóng muội than :

- Muội than đen khô đóng vào sứ cách điện mặt vỏ và cực giữa. - Do bu ri quá lạnh, đánh lửa yếu, bộ lọc gió bẩn, hỗn hợp thừa xăng. c) Có đốm bẩn sùi

- Nhìn vào nồi bu ri thấy giống giọt nớc. - Do sự tăng tốc đột ngột gây ra.

- Có thể lau sạch.

d) Khe hở bị muội than bám nối liền - Do máy sục dầu, thừa xăng ở tốc độ cao. - Có thể cạo lau sạch.

e) Nồi bu ri đóng muội chì

- Muội có màu xám sậm đen, vàng, màu gạch tạo thành lớp dày và bóng đóng vào sứ cách điện.

- Do dùng xăng có lợng chì cao. - Có thể láu sạch.

g) Do bị nóng chảy

- Sứ cách điện màu trắng hay xám nhạt với những chấm màu đen hay nâu, các cực điện có điểm cháy màu xanh nhạt.

- Do động cơ nóng quá, dùng không đúng loại xăng, bu ri lỏng, đặt lửa sai bu ri quá nóng.

- Phải thay bu ri. h) Nồi bu ri đen bóng

- Do máy tụt hơi, xéc măng dầu mòn, dầu sục vào buồng cháy. - Nên sửa chữa lại hoặc thay bu ri chịu nóng cao hơn.

i) Hai cực mòn, vẹt

- Do sự ăn mòn, đánh lửa không đều. - Nên thay bu ri.

k) Điện cực bị chảy

- Do đánh lửa sớm, sứ cách điện phòng rộp lên. Dùng xăng không đúng loại, bu ri quá nóng xu páp bị cháy, máy nóng.

- Phải thay bu ri.

10.6.4 Tháo lắp, kiểm tra bô bin

Bô bin có nhiệm vụ biến đổi điện áp thấp (6V hay 12V) thành điện áp cao thế 15000V đến 20000V tọ ra tia lửa điện cao áp giữa 2 cực bu ri để đốt cháy khí hôn hợp trong buồng cháy của động cơ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tháo lắp kiểm tra bô bin xe Hon da cub a) Tháo lắp cốp xe bên phải và bên trái.

b) Tháo các đai ốc giữ ăc quy, tháo ăc quy ra để tháo các đầu dây nối. c) Tháo các đầu dây nối với bô bin.

d) Tháo các đai ốc giữ bô bin lấy bô bin ra ngoài. e) Kiểm tra bô bin :

* Kiểm tra thông thờng. Ngời ta sử dụng bô bin dự phòng lắp vào thử lại điện cao áp.

* Phơng phát kiểm tra thông mạch của bô bin. Dùng một bóng đèn và một ăc quy đấu nối tiếp vào 2 đầu cuộn dây

- Để kiểm tra cuộn sơ cấp bô bin ta ăc quy bóng đèn với cọc của đầu dây sơ cấp và bệ giữ bô bin (nét liền trên sơ đồ).

- Để kiểm tra cuộn thứ cấp bô bin ta nối ăc quy, bóng đèn và đầu dây cao áp ra bu ri và bệ giữ bô bin (nét đứt trên hình).

Nếu đèn sáng chứng tỏ cuộn dây không đứt.

Nếu đèn không sáng là cuộn dây bị đứt phải thay bô bin.

+ Dùng ôm kế để nấc đo R ì 1 để đo điện trở cuộn dây sơ cấp của bô bin giữa cọc đấu dây sơ cấp và bệ giữ bô bin (nét liền). Đọc giá trị đo đợc trên đồng hồ so sánh với kích thớc tiêu chuẩn.

Nếu số đo nhỏ hơn tiêu chuẩn chứng tỏ cuộn dây bị nối tắt phải thay bô bin.

Nếu cuộn dây bị đứt thì kim đồng hồ ôm kế chỉ vô cực. Chỉnh ôm kế về nấc đo R ì 100, tháo nắp chụp đầu bu ri đo điện trở cuộn dây thứ cấp, giữa đầu dây bu ri và bệ giữ bô bin (nét đứt) ghi lại trị số đo đợc rồi so sánh với tiêu chuẩn. Nếu trị số đo đợc nhỏ hơn so với tiêu chuẩn chứng tỏ cuộn dây bị nối tắt, phải thay bô bin mới đúng loại. (nếu cuộn dây bị đứt kim sẽ trở về vô cực).

- Lắp lại bô bin theo thứ tự ngợc lại

Chú ý. Nối đúng đầu dây thử lại điện cao áp.

- Tháo yếm xe, tháo đai ốc xả dầu (hứng dầu vào khay) kiểm tra gioăng và lắp đai ốc xả dầu lại.

- Tháo bu lông giữ cần số, lấy cần số ra. - Tháo nắp các te bên trái (các te đuôi cá).

- Dùng dụng cụ giữ vô lăng và dùng cờ lê tròng tháo đai ốc giữ vô lăng (hình 10.11)

- Dùng vam để tháo vô lăng. Vặn thân vam vào mâm điện sau đó vặn bu lông vam vào. Khi bu lông vam tì vào trục khuỷu thì dùng một cờ lê giữ thân vam và một cờ lê khác siết bu lông vam vào để kéo vô lăng ra từ từ Hình 10.12)

Chú ý. Thân vam có ren trái, bu lông vam có ren phải.

- Lấy vô lăng ra sau đó tháo vam ra khỏi vô lăng. Chú ý không để rơi ca vét ở đầu trục khuỷu.

- Tháo giác nối dây điện từ máy phát (chú ý vị trí đầu dây). Tháo dây điện nối tới đèn số 0 (đèn mo).

- Tháo các vít giữ mâm điện, tháo mâm điện ra và tháo vòng đệm. Kiểm tra các cuộn dây trên mâm điện :

- Tháo yếm xe (đối với xe Hon da cub).

- Tháo nắp cốp bên phải và bên trái (đối với xe Sim sơn). - Tháo các đầu dây nối từ máy phát lện tại

giác nối dây.

a) Đo các cuộn dây. Dùng đồng hồ ôm kế để kiểm tra các cuộn dây trên mâm lửa :

- Xác định một đầu dây ra và mát (đối với hệ thống đánh lửa bán dẫn). Nối hai đầu của mỗi cuộn dây với hai đầu đo của đồng hồ ôm kế. Ghi trị số điện trở của từng cuộn dây và so sánh với tiêu chuẩn.

- Nếu trị số điện trở đo đợc nhỏ hơn so với tiêu chuẩn chứng tỏ cuộn dây bị chạm chập các vòng dây với nhau (nối tắt).

- Nếu khi đo, kim đồng hồ ôm kế chỉ ở vô cực chứng tỏ các cuộn dây bị đứt.

Chú ý. Khi đo điện trở cuộn dây lửa của hệ thống đánh lửa bán dẫn thì vôn kế để thang do R ì 10 (vì trị số lớn hơn) còn lại để ôm kế ở thang đo R ì 1. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đảm bảo tiếp xúc tốt giữa 2 đầu đo của đồng hồ ôm kế và 2 đầu của cuộn dây kiểm tra.

b) Ví dụ : đo thử cuộn dây trên mâm điện xe Hon da cub C70 đời 82. Dùng ôm kế với thang đo R ì 1.

Hình 10.11 Tháo đai ốc giữ

- Kiểm tra cuộn dây đèn : (cung cấp cho đèn pha cốt)

+ Nối hai đầu dây đo của ôm kế với 2 đầu dây màu trắng và xanh lá cây, ghi lại trị số điện trở đo đợc so với điện trở tiêu chuẩn là 0,3 ữ 0,6

- Kiểm tra cuộn dây điều khiển :

+ Nối 2 đầu ôm kế với hai đầu dây xanh nớc biển/trắng và màu xanh lá cây.

+ So sánh kết quả đo đợc với điện trở tiêu chuẩn của cuộn dây điều khiển là 50 ữ 170

Nếu kết quả nhỏ hơn so với tiêu chuẩn là cuộn dây bị nối tắt. Nếu kết quả đo kim vôn kế chỉ “vô cùng” là cuộn dây bị đứt. Khi cuộn dây bị đứt hoặc nối tắt ta phải thay ngay.

Câu hỏi và bài tập

1) Trình bày nhiệm vụ, yêu cầu của các mạch điện cơ bản trong xe máy?

2) Trình bày cấu tạo và nguyên lí hoạt động của hệ thống dánh lửa, hệ thống đèn, các hệ thống chỉ báo và hệ thống khởi động?

3) Trình bày cách kiểm tra, bảo dỡng, sửa chữa các mạch điện của xe máy?

B i 11. à Đọc và phân tích mạch điện cơ bản

Một phần của tài liệu Mô đun sửa chữa mô tô xe máy (Trang 68 - 72)