CÁC KHĨ KHĂN VÀ THỬ THÁCH KHI KINH DOANH VỚI HOA KỲ

Một phần của tài liệu tiểu luận một vài điều cần lưu ý khi kinh doanh ở hoa kỳ (Trang 64 - 66)

II. Về xuất nhập khẩ u:

B. CÁC KHĨ KHĂN VÀ THỬ THÁCH KHI KINH DOANH VỚI HOA KỲ

Tuy nhiên, chúng ta cũng cần lưu ý rằng, kinh doanh với Hoa Kỳ khơng phải chỉ cĩ

thuận lợi và cơ hội mà cũng cịn rất nhiều khĩ khăn, thử thách cần vượt qua.

 Năng lực cung và tiếp thị xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam nhìn chung cịn yếu. Ngoài những yếu kém chung và truyền thống như chủng loại hàng hĩa nghèo nàn, chất lượng và mẫu mã chưa phù hợp, giá cả khơng cạnh tranh, năng lực tiếp thị xuất

khẩu yếu; điểm yếu nổi bật của các doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ là qui mơ sản xuất nhỏ và khả năng liên kết giữa các doanh nghiệp trong sản xuất và xuất khẩu yếu,

nên gặp khĩ khăn trong việc đáp ứng các đơn hàng lớn và/hoặc cĩ yêu cầu thời gian giao

hàng nhanh của khách hàng Hoa Kỳ. Hơn nữa, đại bộ phận các doanh nghiệp may mặc và giầy dép cịn hoạt động theo hình thức gia cơng. Hình thức này khơng phù hợp với tập quán

nhập khẩu của khách hàng Hoa Kỳ. Đây cũng chính là lý do nhiều doanh nghiệp Hoa Kỳ chưa quan tâm đến nhập khẩu từ Việt Nam hoặc cịn nhập hàng từ Việt Nam thơng qua các

cơng ty trung gian ở nước thứ ba.

 Cạnh tranh xuất khẩu vào Hoa Kỳ gay gắt và quyết liệt. Hoa Kỳ là thị trường

lớn, do vậy, cả thế giới hướng vào thị trường này. Việt Nam mới chỉ thực sự thâm nhập thị trường Hoa Kỳ kể từ năm 2002 sau khi BTA cĩ hiệu lực, trong khi đĩ các đối thủ cạnh tranh

của ta đã cĩ hệ thống bạn hàng nhập khẩu và phân phối tại thị trường này từ rất lâu. Trung

Quốc là một trong những đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam trên thị trường này đối với

các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam hiện nay như: dệt may, giầy dép, hải sản, thủ

cơng mỹ nghệ v.v. Việc Trung Quốc gia nhập WTO và sự tăng trưởng nhanh kim ngạch

buơn bán giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trong mấy năm qua và trong các năm tới cũng đang đặt ra cho Việt Nam thêm những thách thức to lớn trong việc thâm nhập thị trường Hoa Kỳ.

 Tuy BTA và PNTR đã và đang phát huy hiệu quả, song Việt Nam vẫn đang đứng trước một số bất lợi về thâm nhập thị trường. Trước khi Hiệp định thương mại Việt

Nam - Hoa Kỳ cĩ hiệu lực tháng 12 năm 2001, hàng của Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ

phải chịu mức thuế phân biệt đối xử (Non-MFN), cao hơn nhiều lần so với mức thuế tối huệ

quốc (MFN). Đến nay, mặc dù Việt Nam đã được hưởng mức thuế MFN, song một số mặt

hàng của Việt Nam nhập khẩu vào Hoa Kỳ vẫn phải chịu mức thuế cao hơn so với hàng cùng loại nhập từ một số nước khác do những nguyên nhân sau:

- Một là, Việt Nam mới được hưởng mức thuế ưu đãi GSP của Hoa Kỳ dành

cho các nước đang phát triển. Hiện nay, cĩ khoảng 3.500 loại sản phẩm từ trên 140 nước và vùng lãnh thổ được hưởng GSP của Hoa Kỳ - tức là được

nhập khẩu miễn thuế vào Hoa Kỳ. Đại đa số các mặt hàng được hưởng GSP

là những mặt hàng thuộc nhĩm nơng hải sản, thực phẩm và đồ uống, nhựa

và sản phẩm nhựa, cao su và sản phẩm cao su, đồ gỗ, đồ da, mây tre lá, đồ

tiện nghi trong nhà, đồ chơi, dụng cụ thể thao, một số mặt hàng thuộc nhĩm

quần áo và giầy dép (trừ những mặt hàng chịu sự điều tiết của hiệp định dệt may); trong đĩ cĩ khơng ít mặt hàng cĩ thuế suất MFN ở mức từ 10% đến

gần 35%.Mặt khác, những nước được hưởng GSP là những nước đang phát

Việt Nam, trong đĩ, cĩ nhiều nước cĩ trình độ phát triển kinh tế cao hơn

Việt Nam như Thái lan, Malaixia, Philipin, Inđơnêsia v.v..

- Hai là, hiện tại, cĩ 24 nước trong khu vực Lịng chảo Caribê được hưởng ưu đãi thương mại theo Luật Sáng kiến Khu vực Lịng chảo Caribê; 4 nước thuộc khu vực Adean được hưởng ưu đãi thương mại theo Luật ưu đãi

thương mại Adean; gần 40 nước Châu Phi được hưởng ưu đãi thương mại

theo Luật Cơ hội cho Phát triển Châu Phi. Đại đa số các mặt hàng nhập

khẩu từ những nước này vào Hoa Kỳ được miễn thuế hoặc được hưởng

mức thuế thấp hơn mức thuế MFN rất nhiều. Những nước nĩi trên cũng là những nước đang phát triển và kém phát triển cĩ cơ cấu hàng xuất khẩu khá tương tự như Việt Nam.

- Ba là, cho đến nay, Hoa Kỳ đã ký hiệp định thương mại tự do khu vực NAFTA (Hoa Kỳ, Canada và Mêhicơ) và hiệp định thương mại tự do song phương với các nước: Israel, Jordan, Singapore, Chi lê, Australia, .... Ngồi ra, Hoa Kỳ đang đàm phán nhiều hiệp định thương mại tự do khu vực và

song phương khác, trong đĩ cĩ hiệp định thương mại tự do toàn Châu Mỹ

và với một số nước cĩ cơ cấu hàng xuất khẩu tương tự như Việt Nam.

 Các biện pháp bảo hộ sản xuất nội địa của Hoa Kỳ đang cĩ chiều hướng gia tăng. Một số mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ cĩ tốc độ tăng trưởng nhanh đã

và đang vấp phải sự cản trở của những chính sách bảo hộ này. Hàng dệt may phải chịu hạn

ngạch từ 1 tháng 5 năm 2003 với mức thấp hơn nhiều so với năng lực xuất khẩu của ta. Phi lê cá Tra và Basa đang phải chịu thuế chống bán phá giá từ 37% đến 64%. Tơm đơng lạnh và

đĩng hộp cũng đang bị kiện bán phá giá.

 Cước phí và thời gian vận tải hàng từ Việt Nam sang Hoa Kỳ thường cao hơn và lâu hơn so với từ các nước khác đến Hoa Kỳ (kể cả từ các nước xung quanh Việt Nam) do

khoảng cách địa lý xa và chưa cĩ tuyến vận tải biển hoặc hàng khơng trực tiếp giữa hai nước.

Ví dụ, hiện nay, cước phí vận tải biển từ Việt Nam sang Hoa Kỳ cao hơn từ Trung Quốc

sang Hoa Kỳ khoảng 15-20%. Thời gian vận tải từ Việt Nam sang bờ Tây Hoa Kỳ trung bình khoảng 30 - 45 ngày so với từ Trung Quốc khoảng 12 – 18 ngày. Cước phí cao và thời gian

vận tải dài là bất lợi rất khĩ khắc phục đối với hàng cồng kềnh và/hoặc trị giá thấp (ví dụ như đồ gỗ đã lắp ráp thành thành phẩm, hàng làm từ mây, tre, lá) hoặc các hàng tươi sống (ví dụ như rau và hoa quả tươi) v.v.

 Hàng rào kỹ thuật và an tồn thực phẩm cao và khơng ít trường hợp cao quá

mức cần thiết. Đối với một số loại thực phẩm (ví dụ thực phẩm cĩ hàm lượng axít thấp), các cơ sở sản xuất phải đăng ký cơ sở và qui trình sản xuất với Cơ quan quản lý an tồn thực

phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA). Hàng thực phẩm phải được FDA kiểm tra trước khi được phép nhập khẩu vào thị trường. Rất nhiều mặt hàng nơng sản và của Việt Nam phải xin

giấy phép nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Ngồi ra, các cơ sở sản xuất cịn phải đáp ứng các tiêu chuẩn về lao động và mơi trường, mà thực chất cũng là các hàng rào bảo hộ mậu dịch.

 Các biện pháp chống khủng bố được ban hành sau vụ 11/9 cũng tạo thêm những rào cản mới đối với xuất khẩu vào Hoa Kỳ nĩi chung, trong đĩ cĩ hàng xuất khẩu từ

cơ sở sản xuất, chế biến và kho chứa thực phẩm, và thơng báo trước khi hàng đến với FDA

làm phát sinh chi phí xuất khẩu vào nước này.

 Trước khi Việt Nam chưa phảilà thành viên WTO (11/2006), và được hưởng

PNTR (12/2006) một số mặt hàng của Việt Nam phải chịu mức thuế cao hơn so với hàng cùng loại nhập từ những nước được hưởng ưu đãi thương mại của Hoa Kỳ và mơi trường đầu tư tại Việt Nam chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư Hoa Kỳ là những lý do các doanh

nghiệp Hoa Kỳ chưa quan tâm đầu tư sản xuất tại Việt Nam để xuất khẩu trở lại Hoa Kỳ. Đến nay, tuy Việt Nam đã là thành viên của WTO nhưng quá trình để Việt Nam tiến hành hội nhập thật sự vẫn cịn dài, vì vậy mơi trường đầu tư vẫn chưa thật sự hấp dẫn mà cần phải

cĩ thời gian.

 Hệ thống pháp luật thương mại của Hoa Kỳ rất phức tạp và chồng chéo. Hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ chịu sự điều tiết của nhiều luật khác nhau và cả luật liên bang lẫn luật bang. Trong khi đĩ sự hiểu biết của các doanh nghiệp Việt Nam về pháp luật Hoa Kỳ liên

quan đến thương mại nĩi chung và nhập khẩu vào Hoa Kỳ nĩi riêng cịn rất hạn hẹp. (Xem

thêm phần về Luật lệ thương mại Hoa Kỳ)

 Quan hệ chính trị giữa hai nước, tuy đang được cải thiện, song vẫn cịn nhiều

nhạy cảm. Nhiều doanh nghiệp Hoa Kỳ chưa thực sự quan tâm phát triển quan hệ thương

mại và đầu tư với Việt Nam. Do cịn cĩ sự chống đối quan hệ với Việt Nam của một bộ phận người Việt tại Hoa Kỳ, nên nhiều Việt kiều ở Hoa Kỳ muốn phát triển quan hệ buơn bán và

đầu tư với Việt Nam cịn e ngại và chưa mạnh dạn làm ăn với trong nước.

 Khĩ khăn trong thanh tốn : Do mới cĩ quan hệ kinh doanh với các doanh

nghiệp Hoa Kỳ nên các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam thường yêu cầu thanh tốn theo phương thức L/C at sight khơng hủy ngang. Ngược lại, nhiều doanh nghiệp Hoa Kỳ hoặc do

khơng quen với phương thức thanh tốn này hoặc do muốn các phương thức thanh tốn khác

(D/A, D/P...) thuận tiện, đỡ tốn kém, và ít rủi ro hơn cho họ. Ví dụ, theo phương thức L/C at

sight, người nhập khẩu thường phải thanh tốn tiền hàng trước khi hàng đến, trong khi đĩ

hàng thực phẩm phải được FDA kiểm tra trước khi cho phép nhập vào thị trường. Do vậy, người nhập hàng rất ngại thanh tốn bằng L/C at sight vì sợ khơng địi lại được tiền hàng

trong trường hợp hàng khơng được FDA cho phép nhập khẩu.

C. MỘT VÀI ĐIỀU CẦN LƯU Ý KINH KINH DOANH VỚI NGƯỜI MỸ

Một phần của tài liệu tiểu luận một vài điều cần lưu ý khi kinh doanh ở hoa kỳ (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)