Đối với cộng hưởng hoạt động

Một phần của tài liệu Định giá doanh nghiệp - Đón đầu xu hướng M&A trên TTCK Việt Nam (Trang 71 - 72)

Đầu tiên, chúng ta xem xét lại một số loại hình cộng hưởng:

Lợi thế dựa trên qui mô, đây là loại hình cộng hưởng mà công ty sau M&A sẽ đạt được lợi thế về kinh tế khi qui mô doanh nghiệp tăng lên. Nhờ đó, doanh nghiệp kết hợp sẽ đạt được tiết kiệm chi phí hay gia tăng EBIT với cùng một mức doanh thu.

Khả năng ảnh hưởng đến giá thị trường, lợi thế này sẽ càng lớn đối với những ngành mà số lượng công ty tương đối ít, khi đó công ty kết hợp có thể đạt được sức mạnh thị trường lớn hơn cũng như khả năng ảnh hưởng đến giá thị trường của nó.

Kết hợp các thế mạnh khác nhau, khi các công ty kết hợp lại để bổ sung những điểm mạnh cho nhau nhằm tăng sức cạnh tranh của công ty sau M&A.

Tốc độ tăng trưởng cao hơn, công ty đi mua lại (acquiring firm) tiến hành mua lại công ty mục tiêu (target firm) có tốc độ tăng trưởng cao nhằm tạo ra tốc độ tăng trưởng cao hơn cho công ty kết hợp.

Đầu tiên, đối với tình hình ảm đạm của thị trường chứng khoán Việt Nam kể từ 2008, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi có ngày càng nhiều các công ty chứng khoán có mức thu nhập âm kết hợp với sự cạnh tranh gay gắt hiện tại trong ngành, thì việc tìm ra một công ty có tốc độ tăng trưởng cao là điều khó khăn. Do đó hình thức cộng hưởng nhằm tìm kiếm tốc độ tăng trưởng cao hơn là không khả thi.

Đối với các công ty chứng khoán, trong thời điểm hiện nay việc đạt được sức mạnh thị trường có khả năng ảnh hưởng đến mức giá bằng một thương vụ M&A là không khó khi mà thị trường chỉ tập trung thị phần chủ yếu vào 10 đến 15 công ty. Tuy nhiên, việc ảnh hưởng đến phí giao dịch hay phí môi giới trong giai đoạn thị trường ảm đạm này là hoàn toàn không hợp lý nếu công ty kết hợp vẫn còn muốn duy trì lượng khách hàng và lợi nhuận của mình.

Hai loại hình còn lại là đạt được lợi thế nhờ quy mô kinh tế và kết hợp các lợi thế cho nhau sẽ hợp lý hơn khi chúng đều hướng đến mục tiêu giúp cho công ty kết hợp hoạt động hiệu quả hơn thông qua tiết kiệm chi phí hay biểu hiện ra thành EBIT cao hơn đối với công ty sáp nhập.

Một phần của tài liệu Định giá doanh nghiệp - Đón đầu xu hướng M&A trên TTCK Việt Nam (Trang 71 - 72)