Hoàn thiện một số nội dung trong quá trình lập kế hoạch

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty cổ phần Đay và Kinh doanh tổng hợp Thái Bình (Trang 65 - 68)

II. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY

3.Hoàn thiện một số nội dung trong quá trình lập kế hoạch

a. Hoàn thiện kế hoạch năng lực sản xuất

Công ty cần chú trọng đến công tác tu sửa máy móc thiết bị, số ngày tu sửa trong tháng, quý,năm… để lấy đó làm căn cứ để tính số ngày dự kiến hoạt động của máy móc thiết bị trong kỳ kế hoạch. Khi xác định rõ nhu cầu sử dụng và hoạt động của máy móc thì bản kế hoạch về năng lực sản xuất mới xây dựng được chính xác, phản ánh năng lực thật sự của công ty. Phương

pháp tính theo cách tổng hợp thời gian hoạt động thực của máy móc này khắc phục được mức dự kiến không chính xác của máy móc thiết bị trong công tác lập kế hoạch của các kỳ trước kỳ trước, giảm bớt khả năng điều chình kế hoạch, và một phần nào đó làm giảm bớt áp lực trong quá trình sản xuất.

b. Với kế hoạch sản xuất tổng thể

Thông thường, khi ta lên kế hoạch năng lực sản xuất, xác định quá trình cân đối năng lực thiếu thừa tại công ty rồi lên kế hoạch sản xuất tổng thể. Tại công ty cổ phần Đay và KDTH Thái Bình, còn điểm chưa hợp lí là khi lập KHSX tổng thể xong, mới đi xác định năng lực thiếu thừa của công ty. Đó là điểm cần khắc phục. Nguyên nhân là do, quá trình cân đối năng lực trong KH năng lực sản xuất, công ty chưa tổng hợp được thông tin để xác định sự thiếu thừa sản xuất, cho nen đến khi bước vào xây dựng KHSX tổng thể thì sự bất hợp lí mới lộ ra do các giai đoạn sản xuất là khác nhau và mức sản xuất tại các xưởng cũng khác nhau.

Quá trình nghiên cứu thị trường để tổng những thông tin từ phía thị trường còn yếu kém. Công ty cần đầu tư một lượng tài chính hơn nữa cho công tác này,đồng thời phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban chức năng trong công ty . Đó cũng là những khâu khâu then chốt trong việc xây dựng kế hoạch tổng thể.

Máy móc thiết bị trong công ty đã đi vào sử dụng nhiều năm, cần phải có kế hoạch sửa chữa hoặc thay thế sản phẩm mới để đảm bảo yêu cầu về chất lượng sản phẩm, tạo lợi thế cạnh tranh so với sản phẩm cùng loại khác.

c. Kế hoạch chỉ đạo sản xuất

Việc tìm kiếm khách hàng mới và thị trường tiềm năng trong với công ty đang được triển khai mạnh mẽ. Quá trình tìm hiểu thông tin về khách hàng mới, yêu cầu về chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng là những yếu tố có thể giữ được khách hàng mới của công ty. Công tác dự báo và nghiên cứu cần

chú trọng trong việc lôi kéo khách hàng cũng như nhà cung cấp mới, sao cho có thể giữ họ là những đối tác trung thành của công ty và chi phí bỏ ra là thấp nhất cùng với lợi nhuận thu về là lớn nhất Bên cạnh đó, việc xây dựng kế hoạch chỉ đạo sản xuất không chỉ hợp lí với khách hàng truyền thống mà còn phải tương thích với khách hàng mới của công ty.

Các kế hoạch phải xây dựng chi tiết đến kế hoạch tháng, tuần để cụ thể hóa thời gian, ca sản xuất của công ty. Kế hoạch của công ty chỉ dừng lại ở kế hoạch tháng rồi định lượng sản xuất cho từng tuần. Quá trình sản xuất theo tuần là lan tràn được tính bằng ¼ sản lượng của tháng. Như thế, bản kế hoạch chưa đi sâu sát vào đến xưởng sản xuất. Vì quá trình sản xuất trong công ty là không ngừng, nếu một tuần rơi vào 3 đến 4 ngày nghỉ và ngày lễ thì công nhân của công ty sẽ được nghỉ phép, nhu thế số lượng sản phẩm là không đáp ứng nhu cầu của tuần đó. Chi tiết hơn nữa là công ty cần phải có kế hoạch theo ngảy, theo ca làm trong ngày để đành giá đúng chất lượng và năng lực sản xuất của cả nhân lực và vật lực. Song, đôi khi tránh rườm rà và chồng chéo lên nhau về kế hoạc năm, quý, tháng, tuần, ngày.

d. Kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu

Công tác khai thác thông tin phản hồi từ phía khách hàng chính là cơ sở để xây dựng một kế hoạch hoàn thiện và hợp lí trong kỳ tiếp theo. Công tác nhu cầu nguyên vật liệu trong công ty còn yếu kém chưa phát huy được mục đích thực sự của nó. Đó chính là những lỗ hổng mà công ty cần khắc phục. Cần xây dựng nội dung đầy đủ và hoàn chỉnh thì bản kế hoạch phát huy được hết tác dụng của bản kế hoạch đó, Nếu tất cả các công việc các phần chỉ là đại khái, có thể có hoặc ghép nó vào phần nào cũng được thì khi ta đi triển khai thực hiện kế hoạch, nhiều vấn đề phát sinh không có trong bản kế hoạch, làm cho công ty khó đối phó được với tình hình.

e. Kế hoạch tiến độ sản xuất

Kế hoạch tiến độ sản xuất của công ty dùng phương pháp Gantt để tính , nhìn chung phương pháp khá đơn giản. Hạn chế của phương pháp là việc không thể phân ra các công việc cùng làm một thời điểm, công việc nào có thể hoãn lại được. Đó cũng là hạn chế của công ty. Việc xây dựng kế hoạch tiến độ là để phân công công việc làm theo từng thời điểm, song trên thực tế công ty thường thực hiện công việc theo dây chuyền sản xuất của công ty. Đáp ứng đủ nhu cầu của cấp trên giao xuống, kế hoạch đề ra còn chưa khăng khít.

Trong bản kế hoạch tới, công ty nên lập kê hoạch chi tiết từng chỉ tiêu sản xuất xuống từng xưởng sản xuât, giới hạn thời gian công việc một cách chính xác để tận dụng nguồn lực và chi phí sản xuất.+

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty cổ phần Đay và Kinh doanh tổng hợp Thái Bình (Trang 65 - 68)