Chính sách của Nhà nớc Đối với công tác dạy nghề

Một phần của tài liệu Một số ý kiến về công tác dạy nghề của trường dạy nghề & trung tâm dạy nghề (Trang 54 - 57)

Từ 1987 đến 1997, công tác quản lý đào tạo nghề không đợc quan tâm đúng mức và bị thu hẹp dần. Số trờng dạy nghề đã giảm từ 360 trờng xuống còn 174 tr- ờng (giảm 52%), Quy mô đào tạo giảm từ 25 vạn xuống còn 10 vạn học sinh (giảm 60%). Điều hành ở cấp trung ơng phân tán, gặp nhiều khó khăn, hiệu lực giảm, theo đó cơ quan quản lý về đào tạo nghề ở các Bộ, ngành và đặc biệt ở địa phơng co hẹp dần, có nơi chỉ còn 1, 2 ngời theo dõi công tác này…

Đến năm 1998, công tác dạy nghề mới đợc quan tâm trở lại, từ việc tái thành lập Tổng cục dạy nghề, công tác quản lý Nhà nớc về dạy nghề từ Trung ơng đến địa phơng đã đợc củng cố và đi dần vào nền nếp. Số trờng dạy nghề từ 1998 tới 2001 đã tăng từ 129 trờng lên 213 trờng.

Đầu t cho dạy nghề đã đợc đa dạng hoá nhng còn rất thấp. Ngân sách Nhà nớc chi cho dạy nghề (trong tổng ngân sách chi cho giáo dục, đào tạo )giảm từ 7,3% năm 1991 xuống 3,5% năm 1995; 3,9% năm 1996; 4,3 năm 1999 và năm 2000 tuy có nhiều cố gắng nhng cũng chỉ đạt 4,7 %. Tình hình này dẫn đến tình trạng không đủ tiền chi cho các yêu cầu của công tác đào tạo. Chất lợng đào tạo của công nhân kĩ thuật do đó còn thấp so với yêu cầu sử dụng của các doanh nghiệp ngày nay đang ngày một hiện đại hoá hơn.

Hệ thống chính sách về dạy nghề đã đợc bổ sung và sửa đổi theo hớng xã hội hoá hình thức đào tạo, linh hoạt, thiết thực hơn. Nhng còn thiếu nhiều văn bản dới Luật giáo dục và Luật Lao động đảm bảo một chính sách đồng bộ thông thoáng, đủ sức tạo động lực cho công tác dạy nghề đổi mới và phát triển. Điển hình nh chính sách tiền lơng đối với giáo viên dạy nghề.

Trong tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức – viên chức Nhà nớc có chức danh giáo viên dạy nghề nhng cha có thang bảng lơng áp dụng riêng mà đợc xếp vào cùng với các chức danh giáo viên trung học chuyên nghiệp và phổ thông trung học. Chế độ tiền lơng cho các chức danh này có 2 ngạch: giáo viên trung học và giáo viên trung học cao cấp. Theo chế độ tiền lơng ban hành năm 1993, đại đa số giáo viên dạy nghề đợc xếp vào ngạch giáo viên trung học, mặt khác ngạch giáo viên trung học chỉ có 10 bậc, trong khi ngạch giáo viên trung học cao cấp có tới 11 bậc, không phải giáo viên dạy nghề nào cũng có đủ điều kiện và khả năng để thi nâng bậc lên giáo viên trung học cao cấp. Có ngời đã hết bậc lơng 8-9 năm nhng vẫn “giẫm chân tại chỗ”.

Ngoài ra trong quá trình công tác, nhiều giáo viên đã phấn đấu nâng trình độ từ công nhân kĩ thuật, trung cấp lên đại học, thậm chí sau đại học, góp phần nâng cao chất lợng đào tạo của trờng nhng tiền lơng vẫn không thay đổi. Chế độ tiền lơng nh vậy khó có thể động viên khuyến khích đợc giáo viên tâm huyết, gắn bó với nghề và tích cực học tập nâng cao trình độ.

Mặc dù Nhà nớc đã có những u đãi nhất định đối với đội ngũ giáo viên nói chung và giáo viên dạy nghề nói riêng với quy định chế độ phụ cấp 35% theo lơng cấp bậc nhng tiền lơng của giáo viên dạy nghề cồn rất khiêm tốn.Quy định về mức phụ cấp còn mang tính bình quân chủ nghĩa. Một giáo viên có thâm niên công tác và mức lơng thấp, do yêu cầu đào tạo của trờng ngoài dạy đạt số giờ tiêu chuẩn là 420 đến 630 tiết/năm còn dạy vợt hàng trăm tiết nhng hệ số phụ cấp vẫn thấp hơn những ngời có thời gian giảng dạy trong năm thấp hơn mình nhiều lần nhng hệ số lơng cao hơn. Điều đó tạo ra tâm lý không muốn dạy vợt giờ nhiều và làm giảm sự nhiệt tình, lòng say mê giảng dạy của những giáo viên có trình độ và khả năng khá trong các cơ sở dạy nghề.

Phần 3

Khuyến nghị nhằm phát triển công tác dạy nghề ở các cơ sở dạy nghề nghề ở các cơ sở dạy nghề

Một phần của tài liệu Một số ý kiến về công tác dạy nghề của trường dạy nghề & trung tâm dạy nghề (Trang 54 - 57)