Hoạt tính gây độc tế bào

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng và đặc điểm sinh học của nấm túi họ Xylariaceae ở Mường Phăng Điện Biên và Cúc Phương Ninh Bình (Trang 131 - 132)

Các hợp chất tách chiết từ loài D. concentrica CP002đã được chúng tôi thử hoạt tính gây độc tế bào tại Phòng thử hoạt tính sinh học, Viện Hóa học trên 4 dòng tế bào ung thư ở người là: KB (tế bào ung thư biểu bì); MCF7 (tế bào ung thư vú); SK-LU-1 (tế bào ung thư phổi) và HepG2 (tế bào ung thư gan). Kết quả được thể hiện tại Bảng 3.9.

Bng 3.9: Hoạt tính gây độc tế bào của các hợp chất từ loài D. concentrica CP002

IC50 (µg ml-1) Tế bào Hợp chất KB MCF7 SK-LU-1 HepG2 1 37,76 95,96 62,60 26,52 2 12,12 34,08 65,91 27,55 3 12,68 14,50 18,39 22,60 ĐC 0,62–1,25 0,62–1,25 0,62–1,25 0,62–1,25 Ghi chú: IC50 là nồng độức chế 50% đối tượng thử

KB: là dòng tế bào ung thư biểu bì ở người MCF7: là dòng tế bào ung thư vú ở người SK-LU-1: là dòng tế bào ung thư phổi ở người

HepG2: là dòng tế bào ung thư gan ở người

ĐC: Đối chứng chất ellipticin

Kết quả thực nghiệm đã cho thấy 3 hợp chất được tách từ loài D. concentrica CP002 có tác dụng ức chế vừa phải đối với các dòng tế bào ung thư ở người. Tuy nhiên, so với chất ellipticin đối chứng thì hoạt tính ức chết các dòng tế bào ung thư là không cao. Trong các hợp chất được tách chiết và tinh sạch thì hợp chất 3 (ergosterol) có khả năng ức chế mạnh nhất các dòng tế bào ung thư biểu bì, ung thư vú, ung thư phổi, ung thư gan. Đặc biệt, hợp chất 2 [(22R)-hydroxylanosta-7,9(11),24-trien-3-one] và hợp chất 3(ergosterol) có tác dụng mạnh nhất với dòng tế bào ung thư biểu bì (KB). So với kết quả nghiên cứu của Benie và cs (2008) về khả năng ức chế tế bào ung thư vú ở người của loài D. concentrica thu được từ Châu Phi thì các hợp chất thu được tại nghiên cứu này có khả năng ức chế tế bào ung thư vú mạnh hơn [19].

Khi so sánh với các nghiên cứu về hoạt tính gây độc tế bào ung thư của 4 hợp chất tách từ thể quả của loài linh chi Ganoderma lucidum tìm thấy ở Trung Quốc. Chúng tôi nhận thấy hoạt tính gây độc tế bào của 3 hợp chất thu được từ loài D. concentrica CP002 tương đồng với khả năng ức chế tế bào ung thư ruột (CA46) của Ganoderma lucidum hàm lượng IC50 là 20,42 µg/ ml [73].

Ngoài ra, so với các nghiên cứu gây độc với 4 dòng tế bào ung thư của các hợp chất được tách từ thực vật như 6 hợp chất Roemerin (FA5); Pronuciferin (FA7); Astilbin (FR1); Engeletin (FR2); Quercetin 3-O-β-D- arabinopyanosit (FB5) và Tilirosid (FB6) tách từ cây cách thư nhọn (Fissistigma acuminatissima); lãnh công gân hoe (Fissistigma rufinerve) và cách thư balansa (Fissistigma balansae) thì kết quả kháng 4 dòng tế bào ung thư của loài D. concentrica CP002cao hơn rõ rệt [16].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng và đặc điểm sinh học của nấm túi họ Xylariaceae ở Mường Phăng Điện Biên và Cúc Phương Ninh Bình (Trang 131 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)