RNS Mường Phăng nằm cách thành phố Điện Biên 25 km về phía Đông, nguyên là căn cứ địa của chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 và nay là khu văn hoá lịch sử theo Quyết định số 194/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính Phủ), ngày 09/08/1986, với diện tích 1.000 ha (Bộ NN&PTNT 1997).
Vị trí: Tọa độ rừng: Từ 21°26' tới 21°27' vĩ độ Bắc, 103°09' tới 103°44' kinh độ Đông; phía Bắc giáp xã Nà Nhạn, Nà Tấu, huyện Điện Biên; phía Đông giáp xã Mường Căng, Mường Ẳng, Pú Nhi, huyện Điện Biên; phía Nam và phía Tây giáp xã Mường Phăng, huyện Điện Biên.
Khí hậu: Khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của không khí phía Tây Hoàng Liên Sơn. Là khu vực núi cao nên khí hậu tương đối mát mẻ, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 21o đến 23oC. Khí hậu được chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10 với nhiệt độ trung bình là 26,30C; mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với nhiệt độ trung bình 16 – 170C. Hướng gió thịnh hành là Đông Bắc (mùa lạnh), Đông Nam (mùa nóng). Hàng năm, vào tháng 6 – 7 đôi khi có gió Tây khô nóng xuất hiện mỗi đợt 2 – 4 ngày. Lượng mưa hàng năm trung bình từ 1300 mm đến 2000 mm, thường tập trung theo mùa; mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10, tháng có lượng mưa
Formatted: Vietnamese Deleted: 174
Deleted: 174
Deleted: 174
trung bình lớn nhất là tháng 7 – 8, khoảng 250 – 300mm. Độ ẩm trung bình hàng năm từ 76 đến 84%, thấp nhất vào tháng 2 -3 dưới 70%.
Bảng 1.8: Đặc điểm cơ bản khí hậu tỉnh Điện Biên TT Chỉ số Đặc điểm 1 Tổng bức xạ 128 đến 133Kcal/năm 2 Số giờ nắng trung bình 1.700 đến 2.000 giờ/năm 3 Tổng nhiệt hoạt động 7.5000C đến 8.4000C. 4 Lượng mưa bình quân 1.800mm/năm
5 Mùa nóng (tháng 4- tháng 9) Mưa nhiều, độẩm 87-94%, nhiệt độ 30 - 390C. 6 Mùa lạnh (tháng10 -tháng 3) Khô lạnh, độ ẩm 72-75%, nhiệt độ 5-120C, có
sương muối.
(Nguồn: Bộ Công nghiệp, Bộ tài nguyên và môi trường 2007) Địa hình: RNS Mường Phăng nằm ở vùng đồi núi thấp xen kẽ với vùng dân cư và các cánh đồng lúa. Có một con suối nhỏ chảy qua vùng. Vào đầu thế kỷ XX, tại đây có kiểu rừng trên núi thấp với chất lượng tốt.
Thổ nhưỡng: Đá mẹ trong KVNC thuộc 2 nhóm chính là đá macma axit và đá biến chấtvới các loại chính như: Granit, Amphibolit, đá diệp thạch. Đất gồm có: đất mùn màu xám vàng, thành phần cơ giới thường nhẹ, đất Feralit mùn vàng đỏ và Feralit màu nâu vàng. Đây là các nhóm đất rất tốt cho hệ thực vật sinh trưởng và phát triền.
Thực vật: RNS Mường Phăng có khu hệ thực vật rất đa dạng và phong phú, được đánh giá là 1 trong các khu rừng có đa dạng sinh học cao tại Việt Nam với 991 loài thực vật bậc cao trong 621 chi thuộc 190 họ ở 6 ngành thực vật.
Động vật: Hệ động vật tại đây thấp, tuy nhiên đã thống kê được 150 loài trong 67 họ thuộc 28 bộ ở 4 lớp, riêng động vật có xương sống bao gồm 23 loài thú, 77 loài chim, 23 loài bò sát, 27 loài ếch nhái. Một số loài phổ biến như sóc, hoẵng và gà rừng được ghi nhận thường xuyên bởi đội bảo vệ rừng.
Formatted: Vietnamese Deleted: ừng nguyên sinh