Vườn Quốc gia Cúc Phương

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng và đặc điểm sinh học của nấm túi họ Xylariaceae ở Mường Phăng Điện Biên và Cúc Phương Ninh Bình (Trang 56 - 58)

VQG Cúc Phương là một khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng đặc dụng nằm trên địa phận ranh giới 3 khu vực: Tây Bắc, đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ thuộc ba tỉnh: Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa. VQG này có hệ động thực vật phong phú đa dạng mang đặc trưng rừng mưa nhiệt đới. Nhiều loài động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cao được phát hiện và bảo tồn tại đây. Đây cũng là vườn quốc gia đầu tiên tại Việt Nam.

Vị Trí: Toạ độ rừng: Từ 20°14' tới 20°24' vĩ bắc, từ 105°29' tới 105°44' kinh đông. Phía Đông Bắc thuộc tỉnh Hòa Bình, Phía Đông và Đông Nam thuộc tỉnh Ninh Bình, phía Tây và Tây Nam thuộc tỉnh Thanh Hóa.

Diện tích: Tổng diện tích là 22.200 ha, bao gồm 11.350 ha thuộc địa giới tỉnh Ninh Bình, 5.850 ha thuộc địa giới huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa và 5.000 ha thuộc địa giới huyện Yên Thủy tỉnh Hòa Bình.

Khí hậu: VQG Cúc Phương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, còn mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 24,70C, nhiệt độ thấp nhất 16,60C và nhiệt độ cao nhất khoảng 390C. Lượng mưa trung bình năm là 1987mm và độ ẩm trung bình năm là 84,5%.

Địa hình và địa chất: VQG Cúc Phương nằm ở phía đông nam của dãy núi Tam Điệp - một dãy núi đá vôi chạy từ tỉnh Sơn La theo hướng tây bắc. Dải núi đá vôi này có ưu thế là kiểu núi đá vôi tự nhiên, hình thành trong lòng đại dương cách đây khoảng 200 triệu năm. Dãy núi nhô lên đến độ cao 636 m tạo thành một nét địa hình nổi bật giữa một vùng đồng bằng. Phần dãy núi đá vôi bao quanh vườn quốc gia có chiều dài khoảng 25 km và rộng đến 10 km, ở giữa có một thung lũng chạy dọc gần hết chiều dài của dãy núi.

Thực vật: VQG Cúc Phương có hệ thực vật đa dạng, trong đó ngành quyết thực vật có 31 họ, 57 chi, 149 loài; ngành hạt trần có 3 họ, 3 chi và 3 loài; ngành hạt kín có 154 họ, 747 chi và 1588 loài. Với diện tích chỉ bằng

Formatted: Vietnamese Formatted: Vietnamese Deleted: 14 Deleted: 14 Deleted: 14 Deleted: 161 Deleted: 161 Deleted: 161

Deleted: ườn Quốc gia

1/700 diện tích miền Bắc và gần 1/1500 diện tích của cả nước nhưng hệ thực

vật VQG Cúc Phương chiếm tỷ lệ 76% số họ, 48,6% số chi và 30% số loài

của miền Bắc và chiếm 68,9% số họ, 43,6% số chi và 24,6% số loài hiện có ở Việt Nam [14]. Thảm thực vật Cúc Phương có ưu thế là rừng trên núi đá vôi. Rừng có thể hình thành nên nhiều tầng tán trong đó tầng vượt tán đạt đến độ cao trên 40 m. Do địa hình dốc, tầng tán thường không liên tục và đôi khi sự phân tầng không rõ ràng. VQG hiện là nơi có nhiều loài cây gỗ lớn như chò xanh, chò chỉ hay đăng. [14].

Động vật: VQG Cúc Phương có 97 loài thú (trong đó nổi bật nhất là các loài khỉ châu Á), 137 loài chim, 76 loài bò sát, 46 loài lưỡng cư, 11 loài cá và hàng ngàn loài côn trùng. Nhiều loài động vật có tên trong Sách đỏ Việt Nam, trong đó voọc quần đùi trắng ở mức đe dọa cực kỳ nguy cấp, có nguy cơ tuyệt chủng trên toàn cầu, và báo hoa mai bị đe dọa ở mức quốc gia. Khoảng 111 loài ốc đã được ghi nhận trong một chuyến điều tra gần đây trong đó có 27 loài đặc hữu [161]. Khu hệ cá trong các hang động ngầm cũng đã được nghiên cứu, ít nhất đã có một loài cá được ghi nhận tại đây là loài đặc hữu đối với vùng núi đá vôi, đó là Cá niết hang Cúc Phương. Cúc Phương đã xác định được 280 loài bướm, 7 loài trong số đó lần đầu tiên được ghi nhận ở Việt Nam tại Cúc Phương vào năm 1998 [161].

Formatted: Vietnamese

Formatted: Vietnamese Deleted: Vườn quốc gia

Deleted: 14

Deleted: 14

Deleted: 14

Deleted: Vườn quốc gia

Deleted: 14 Deleted: 14 Deleted: 14 Deleted: 161 Deleted: 161 Deleted: 161 Deleted: 161 Deleted: 161 Deleted: 161

Chương 2: ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng và đặc điểm sinh học của nấm túi họ Xylariaceae ở Mường Phăng Điện Biên và Cúc Phương Ninh Bình (Trang 56 - 58)