Đa dạng sinh học theo KVNC

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng và đặc điểm sinh học của nấm túi họ Xylariaceae ở Mường Phăng Điện Biên và Cúc Phương Ninh Bình (Trang 94 - 97)

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã thu được 526 mẫu nấm túi họ Xylariaceae trong đó có 334 mẫu thu được tại RNS Mường Phăng, 192 mẫu thu được tại VQG Cúc Phương. Với kết quả trên chúng tôi đánh giá đa dạng sinh học bởi 3 chỉ số: chỉ số đa dạng loài Shannon (H’); chỉ số mức độ chiếm ưu thế (Cd) và chỉ số đánh giá mức độ tương đồng các loài tại 2 điểm thu mẫu (SI). Kết quả các chỉ số đa dạng được thể hiện tại (Bảng 3.6).

Khi so sánh chỉ số (H’) tại 2 điểm thu mẫu chúng tôi nhận thấy tổng chỉ số đa dạng sinh học loài (H’) ở các chi tại RNS Mường Phăng cao hơn (H’= 2,46) so với VQG Cúc Phương (H’ = 1,72). Trong đó, chi

Annulohypoxylon tại RNS Mường Phăng có chỉ số (H’) là 0,82, còn tại VQG Cúc Phương chỉ số của chi này là 0,22. Nhưng chi Xylaria thì ngược lại, tại VQG Cúc Phương có chỉ số (H’) là 0,82, còn RNS Mường Phăng là

0,61. Ngoài ra, hầu hết các các chi khác tại RNS Mường Phăng có chỉ số (H’) cao hơn so với VQG Cúc Phương.

Kết quả tại Bảng 3.6 cho thấy chỉ số (Cd) của các chi thu được tại RNS Mường Phăng là 0,018681, cao hơn hẳn so với VQG Cúc Phương là 0,002421. Như vậy, có thể khẳng định RNS Mường Phăng có độ đa dạng sinh học cao hơn so với VQG Cúc Phương. Kết quả khác biệt về đa dạng sinh học giữa 2 khu vực do 2 nguyên nhân sau:

Thứ nhất, về điều kiện khí hậu, địa chất và đất đai: VQG Cúc Phương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm khoảng

24,7ºC, lượng mưa trung bình năm là 1987 mm và độ ẩm trung bình năm là 84,5%, độ cao từ 300 đến 500 m so với mực nước biển và rừng được hình thành trên nền đá vôi. Chính vì vậy, đất có độ pH khá cao [14]. RNS Mường Phăng có nhiệt độ trung bình hàng năm từ 210C đến 230C, lượng mưa hàng năm từ 1300 mm đến 2000 mm, độ cao trên 1000 m so với mực nước biển và đặc biệt rừng được hình thành trên nền đất Feralit mầu mỡ [174]. Như vậy, với điều kiện khí hậu, địa chất, địa hình thuận lợi hơn, RNS Mường Phăng có mật độ cá thể loài cao hơn VQG Cúc Phương. Điều này đã quyết định đến đa dạng sinh học có sự khác biệt tại 2 khu vực.

Thứ hai, chi Xylaria là nhóm ưa nhiệt. Các nghiên cứu trên thế giới tại Bảng 3.4 đã cho thấy số lượng các loài thuộc chi Xylaria không cao ở những vùng ôn đới có nhiệt độ thấp. Vì vậy số lượng loài cũng như mật độ cá thể tại RNS Mường Phăng thấp hơn ở VQG Cúc Phương là hoàn toàn hợp lý. Trong khi đó, chi Hypoxylon và chi Annulohypoxylon lại được tìm thấy mức độ đa dạng thành phần loài cũng như mật độ cá thể cao mặc dù 2 chi này có số lượng loài trong họ Xylariaceae ít hơn chi Xylaria.

Về chỉ số tương đồng (SI), tại Bảng 3.6 chúng tôi nhận thấy chi Daldinia

có chỉ số cao nhất bằng 1, thứ 2 là chi Biscogniauxia có chỉ số 0,76, tiếp đến là chi

Nemania0,57Xylaria0,55. Ngược với những chi có chỉ số tương đồng cao, có tới 4 chi có chỉ số bằng 0Camillea, Podosordaria, Rosellinia Theissenia. Các chi này chỉ tìm thấy ở RNS Mường Phăng hoặc VQG Cúc Phương. Kết quả này một lần nữa đã đánh giá sự phân bố và khả năng thích nghi cao của các loài trong chi Daldinia, Biscogniauxia, Xylaria, Annulohypoxylon, Hypoxylon đồng thời cũng xác định khả năng phân bố hẹp của các loài trong chi Camillea, Podosordaria, Rosellinia, Theissenia.

Bng 3.6: Đa dạng sinh học theo KVNC Số mẫu Taxon Chỉ số H’ Chỉ số Cd Chỉ số SI STT Chi CP MP CP MP Trùng lặp CP MP CP MP 1 Annulohypoxylon 26 131 7 15 5 0,22 0,82 0,00068 0,012447 0,45 2 Biscogniauxia 17 28 6 9 5 0,14 0,24 0,000208 0,000644 0,67 3 Camillea 5 1 0 0,00 4 Daldinia 4 3 2 2 2 0,04 0,03 0,000037 0,000018 1,00 5 Hypoxylon 38 68 12 18 6 0,31 0,52 0,001273 0,003185 0,40 6 Kretzschmaria 8 4 6 3 2 0,08 0,04 0,000044 0,000022 0,44 7 Nemania 10 23 2 5 2 0,09 0,17 0,000213 0,000995 0,57 8 Podosordaria 2 1 0 0,00 9 Rosellinia 2 3 2 3 0 0,02 0,03 0,000008 0,000012 0,00 10 Theissenia 1 1 0 0,00 11 Xylaria 84 68 35 22 16 0,82 0,61 0,00132 0,001399 0,55 Tổng cộng 192 334 73 79 38 1,72 2,46 0,002421 0,018681

Ghi chú: MP: Mường Phăng; CP: Cúc Phương H’ là chỉ sốđa dạng loài Shannon Cd là chỉ số mức độ chiếm ưu thế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng và đặc điểm sinh học của nấm túi họ Xylariaceae ở Mường Phăng Điện Biên và Cúc Phương Ninh Bình (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)