Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thực hiện chiến lược phát triển ngành điện lực giai đoạn 2001 -2010 (Trang 55 - 57)

III- Một số giải pháp thực hiện chiến lợc phát triển ngành điện từ

2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Hiệu quả sử dụng sản xuất kinh doanh phản ảnh mặt chất lợng của các hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất trong quá trình tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong khi nguồn lực bị hạn chế, nhu cầu thì ngày càng tăng do đó đòi hỏi việc sản xuất kinh doanh sao cho phù hợp với nguồn lực mà mình có. Hay nói cách khác phải đạt hiệu quả tốt nhất trên cơ sở các nguồn lực hiện có.

2.1. Tiết kiệm trong sản xuất kinh doanh.

- Giảm tổn thất điện năng là giảm phần điện năng bị thất thoát trong quá trình chuyển tải từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ với những công trình với công suất lắp đặt nh hiện nay khi mà tổn thất điện năng lớn thì sẽ phải huy động công suất hoạt động các nhà máy phát điện lớn hơn điều đó sẽ tiêu tốn chi phí để tăng công suất nguồn. Vì vậy việc giảm tổn thất điện năng là việc rất cần thiết nó sẽ giúp cho ngành điện tiết kiệm trong sản xuất kinh doanh tăng hiệu quả sản xuất.

Cách thức thực hiện là: tiếp tục phấn đấu trong giai đoạn từ nay đến 2010 thay thế và xây dựng mới hệ thống truyền tải, phụ tải lới điện một cách đồng bộ hơn để mỗi năm giảm tỷ lệ tổn thất từ 0,5-0,8% khi đó mỗi năm ngành điện tiết kiệm khoảng 100-150 tỷ đồng mỗi năm.

- Lao động có chất lợng cao là đòi hỏi khách quan tăng năng suất lao động trong xu thế xây dựng nền kinh tế tri thức hiện nay. Điều đó có nghĩa là tăng khối lợng công việc, chất lợng công việc cho một đơn vị thời gian nhất định. Việc tăng năng suất lao động có nghĩa vụ quan trọng đã giúp ngành giảm đợc khối lợng lao động tiết kiệm chi phí tiền lơng.

Để tăng năng suất lao động đòi hỏi ngành điện phải có chính sách hấp dẫn thu hút nhân tài, thu hút các kỹ s, công nhân có trình độ kỹ thuật cao; th- ờng xuyên tổ chức đào tạo, đào tạo lại cho cán bộ công nhân viên của ngành

giao công nghệ hiện đại điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành. Tăng cờng sự giúp đỡ hơn nữa của máy tính vào trong quá trình sản xuất kinh doanh điều đó tăng năng suất lao động. Khi đó mỗi cán bộ kỹ thuật của ngành sẽ xử lý đợc các công việc lớn hơn độc lập trong việc giải quyết công việc.

Việc nâng cao năng suất lao động, phấn đấu năng suất lao động mỗi năm tăng khoảng 7-10% tơng đờng giảm số lao động (nhân viên) ngành điện từ 12 ngời trên 1000 hộ dân nh hiện nay xuống còn 5-8 ngời khi đó giúp giảm chi phí tiền lơng mỗi năm khoảng 70-100 tỷ đồng.

- Chi phí nhiên vật liệu trong vận hành hệ thống điện chiếm một phần khá lớn trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh. Việc tiết kiệm nguyên vật liệu đặc biệt là các nguồn nguyên nhiên liệu đắt cần phải xem xét sử dụng sao cho tiết kiệm và hiệu quả nhất. Vì vậy vận hành tối u hệ thống điện, tận dụng tối đa nguồn điện rẻ tiền với chi phí vận hành thấp (thuỷ điện), giảm phát từ các nguồn nhiệt điện đốt dầu, than (nhất là dầu DO), nhằm giảm chi phí nhiên liệu.

- Thực hiện chơng trình quản lý nhu cầu MDS để cắt giảm công suất, nhằm tiết kiệm đầu t và tạo điều kiện thuận lợi trong vận hành hệ thống điện.

- Tiết kiệm điện tự dùng, tiêu hao than, dầu cho vận hành, sản xuất điện.

- Tiết kiệm điện trong sản xuất kinh doanh có ý nghĩa to lớn để tăng nguồn vốn tự tích luỹ cho đầu t.

2.2. Nâng cao hiệu quả trong đầu t xây dựng cơ bản.

* Công tác đấu thầu.

Ngành điện chịu sự điều chỉnh chung cho qui chế đấu thầu do chính phủ ban hành. Tuy nhiên trong thời gian qua công tác đấu thầu trong ngành điện còn nhiều bất cập: bất cập trong thủ tục trình duyệt, qui định về giá Vì vậy…

để nâng cao hiệu quả đầu t trớc hết trong công tác đấu thầu cần phải:

- Xem xét lại thủ tục trình duyệt. Vì thủ tục trình duyệt mà tất cả chủ đầu t phải thực hiện là trình duyệt kết quả sơ tuyển nhà thầu, nội dung hồ sơ

mời thầu, phê duyệt kết quả đấu thầu và nội dung hợp đồng của các cấp quản lý từ thủ tớng chính phủ đến các bộ quản lý ngành, chủ tịch UBND tỉnh là cần thiết không khi chủ đầu t dự án cụ thể đây là EVN đã thực hiện theo các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đợc các cấp quyết định đầu t NĐ 52 và 12 CP của chính phủ. Nên chăng thì phải trình duyệt một vài khâu mang tính quyết định hoặc phân cấp uỷ quyền nhiều hơn nữa cho các ngành HĐQT của Tổng Công ty. Khi đó chủ tịch trình duyệt đấu thầu trở nên đơn giản hơn, rút ngắn thời gian công tác đấu thầu, sớm đa các công trình vào đầu t xây dựng đảm bảo thời gian cho các công trình đúng thời tiến độ của tổng sơ đồ V trong chiến l- ợc.

- Xem xét lại qui định về giá: Bất cập chung hiện nay không chỉ của ngành điện do qui định về giá trần, giá sàn, nhiều nhà thầu phá giá đặt giá hấp hơn giá sàn ảnh hởng đến chất lợng công trình và hiệu quả đầu t do đó cần phải khắc phục tình trạng này càng sớm càng tốt. Cụ thể là: nhà thầu trúng thầu là ngời chào giá gần nhất (giá đánh giá) so với giá trung bình của tất cả các hồ sơ dự thầu mà chủ đầu t nhận đợc và phải thấp hơn giá dự toán của chủ đầu t (có thể giá trúng thầu cao hơn giá trung bình).

* Hiệu quả trong đầu t.

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình nguồn và lới điện để đáp ứng nhu cầu theo phơng án phụ tải cao, đa sớm các công trình vào khai thác nhằm phát huy hiệu quả công trình, tránh ứ đọng vốn. Xem xét lại hoặc đình chỉ các dự án đầu t không hiệu quả, không chạy theo các thiết bị quá hiện đại, quá đắt không phù hợp với tình trạng chung của hệ thống điện hiện nay và khả năng tài chính của ngành. Những thiết bị vật t nào còn tận dụng đợc phải tận dụng triệt để.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thực hiện chiến lược phát triển ngành điện lực giai đoạn 2001 -2010 (Trang 55 - 57)