Sự cần thiết giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

Một phần của tài liệu Giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ngoại thành Hà Nội (Trang 25 - 27)

3.1. Tăng thu nhập, nâng cao mức sống của người dân.

Lao động có vai trò đặc biệt hơn các yếu tố khác vì lao động có vai trò hai mặt. Trước hết, lao động là nguồn lực sản xuất chính và không thể thiếu được trong các hoạt động kinh tế vì lao động là một trong yếu tố đầu vào nó ảnh hưởng tới chi phí tương tự như việc sử dụng các yếu tố sản xuất khác. Hơn nữa, lao động - một bộ phận của dân số, là người được hưởng thụ lợi ích của quá trình phát triển. Mọi quốc gia đều nhấn mạnh đến mục tiêu” phát triển vì con người và coi đó là động lực của sự phát triển. Ở nước ta, phần lớn lao động tập trung ở nông thôn, đây là nguồn lao động dồi dào với giá nhân công rẻ. Nhưng hầu hết lao động nông thôn là lao động nông nghiệp. Vì vậy, lao động nhiều có biểu hiện của sự dư thừa, hay tình trạng thiếu việc làm. Mức sống của lao động nông thôn còn thấp, tỷ lệ hộ nằm trong diện đói nghèo cao so với các nước trên thế giới. Do đó, họ không có điều kiện để đầu tư cho giáo dục, y tế và đời sống tinh thần. Việt Nam là nước nông nghiệp, hơn 70% lao động ở nông thôn với thu nhập thấp, cuộc sống khó khăn chủ yếu do thiếu việc làm. Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn để nâng cao mức thu nhập và cải thiện cuộc sống là một vấn đề cấp thiết.

3.2. Giảm chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị, góp phần ổnđịnh xã hội. phần ổnđịnh xã hội.

Khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị ở Việt Nam có xu hướng ngày càng tăng. Diện tích đất nông nghiệp ngày một thu hẹp, giá cả các mặt hàng tiêu dùng ngày một tăng, đời sống của người dân ở nông thôn gặp nhiều khó khăn. Khu vực thành thị có nhiều cơ hội tìm việc làm và mức thu nhập cao hơn đã thu hút được nhiều lao động nhất là lao động có trình độ, chuyên môn cao. Khu vực thành thị phát triển nhanh trong khi khu vực nông thôn không được trú trọng, đầu tư làm cho gia tăng khoảng cách giàu nghèo và các vấn đề về tệ nạn xã hội xuất hiện nhiều hơn. Vì vậy, đầu tư phát triển khu vực thành thị nhưng đồng thời cũng quan tâm đầu tư phát triển khu vực nông thôn, để sự phát sự phát triển của thành thị lan tỏa đến nông thôn và người lao động nông thôn có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm nâng cao mức sống.

3.3 Chuyển dịch cơ cấu lao động.

Cái đích của phát triển nông nghiệp cũng là vì dân giàu nước mạnh. Mỹ có 2% dân số làm nông nghiệp. Ở Việt Nam con số này lên tới 70% dân số sống ở nông thôn và số người sống dựa vào nông nghiệp là 78%. Xu thế của một xã hội phát triển là giảm cơ cấu về mặt tương đối của nông nghiệp trong nền kinh tế, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Muốn như vậy, phải có sự dịch chuyển lao động.

Nghị quyết của Đảng đến năm 2020, Việt Nam cơ bản thành nước công nghiệp hoá. Tiêu chí của nước công nghiệp là gì? Rõ ràng là lao động nông thôn dưới 20%. Bây giờ thực hiện nghị quyết như thế nào, trong khi chỉ còn 13 năm nữa? Tiêu chuẩn của một nước công nghiệp là giá trị đóng góp của công nghiệp phải chiếm tuyệt đại đa số và lao động nông thôn giảm đi, tất nhiên giá trị tuyệt đối phải tăng. Vì vậy, phát triển nông thôn để giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ

cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa đang rất được quan tâm.

Một phần của tài liệu Giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ngoại thành Hà Nội (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w