Phát triển làng nghề

Một phần của tài liệu Giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ngoại thành Hà Nội (Trang 75 - 77)

2. Một số giải pháp chủ yếu giải quyết việc làm cho lao động nông

2.2.1.Phát triển làng nghề

Ngoại thành Hà Nội là nơi có nhiều làng nghề truyền thống và nhiều sản phẩm nổi tiếng như: lụa Hà Đông, gốm Bát Tràng, cốm làng Vòng... và đã có rất nhiều người thành công trong sản xuất và kinh doanh những sản phẩm này. Những làng nghề này đã giải quyết việc làm cho một lượng lao động lớn. Tuy nhiên các một số cơ sở gặp không ít khó khăn do công nghệ lạc hậu, vốn đầu tư ít, đầu ra cho sản phẩm.Vì vậy nhà nước và các cấp chính quyền cần có chính sách hỗ trợ để khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, mở mang thêm các làng nghề mới như:

Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất, các làng nghề truyền thống vay vốn ưu đãi, miễn giảm thuế, hỗ trợ tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm....

Thực hiện tổ chức lại các cơ sở làm nghề truyền thống trên cơ sở lấy hộ gia đình làm đơn vị kinh tế tự chủ, đồng thời phát triển mạnh hình thức hiệp hội, liên kết giữa các gia đình tiến tới thành lập các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Giải quyết mặt bằng cho sản xuất cho các làng nghề ở giai đoạn khôi phục và phát triển mới.

Có chính sách ưu đãi đối với những nghệ nhân giỏi, thợ giỏi, hỗ trợ công tác đào tạo, truyền nghề để những ngành nghề truyền thống không bị mai một. Quy định việc bảo vệ quyền phát minh, sáng chế của các nghệ nhân và xây dựng chế độ bảo hiểm để người dân làm việc trong các nghề truyền thống yên tâm đầu tư vốn và yên tâm sống với nghề mình đã chọn.

Khuyến khích hình thành và phát triển các ngành nghề và sản phẩm mang đậm tính truyền thồng và bản sắc Việt Nam. Đặc biệt Hà Nội là một trong những thành phố về du lịch thì việc tạo ra những sản phẩm mang

đậm đà bản chất Việt Nam nhận được sự quan tâm của nhiều bạn bè trên thế giới và có cơ hội tạo ra nguồn thu lớn hơn. Tiếp tục khuyến khích sự sáng tạo của mỗi cộng đồng nông thôn tự tìm cho mình một nghề, một lọi sản phẩm độc đáo nêu tên tuổi cộng đồng trong và ngoài nước.

Phát triển các hình thức, hiệp hội ngành nghề: Thời gian đã hình thành các hội như: hội nông dân, hội chăn nuôi, hội nuôi ong...những hội này đã giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động. Do vậy, các hình thức này cần được phát triển để giúp đỡ nhau cùng làm kinh tế.

Vấn đề môi trường của các làng nghề cũng phải được quan tâm đúng mức. Hỗ trợ vốn và kỹ thuật, bổ sung kiến thức cho người làm nghề về các cách xử lý chất thải, để khu vực nông thôn vừa phát triển kinh tế vừa bảo vệ được môi trường.

2.2.2. Phát triển công nghiệp nông thôn.

Để tạo nhiều việc làm cho lao động nông thôn trước mắt phải dựa vào công nghệ sử dụng nhiều lao động, phát triển chiều rộng nhưng vẫn chú ý tới phát triển chiều sâu. Nhờ có nhiều khu công nghiệp mọc lên lao động ngoại thành có thêm cơ hội để tìm kiếm việc làm. Ban đầu nên tập trung vào phát triển các loại ngành nghề có nhiều tiềm năng để thu hút nhiều lao động đang dư thừa tại địa phương như chế biến và bảo quản lương thực, chè, thịt và các sản phẩm chăn nuôi với quy mô nhỏ. Phát triển công nghiệp vùng ngoại thành phải gắn kết với khu công nghiệp ở thành phố, trung tâm, khu công nghiệp. Công nghiệp nông thôn chính là mạng lưới vệ tinh của các trung tâm công nghiệp thành thị. Phát triển các cơ sở sản xuất ban đầu có công nghệ sử dụng nhiều lao động, đòi hỏi ít vốn phù hợp với tiềm năng và nguồn lực như: điều kiện tự nhiên, tài nguyên, cơ sở hạ tầng, khả năng áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ. Các ngành nghề tại chỗ, nguyên liệu có nguồn gốc nông sản, đặc biệt là các ngành nghề đòi hỏi lao động tỷ mỉ, dễ phổ biến và tiếp thu, các ngành nghề đã tồn tại nhiều năm nay được cải tiến, áp dụng kỹ thuật mới có vai trò to

lớn thu hút lao động nông nghiệp chuyển sang.

Một phần của tài liệu Giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ngoại thành Hà Nội (Trang 75 - 77)