Việc làm khu vực nông thôn

Một phần của tài liệu Giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ngoại thành Hà Nội (Trang 53 - 55)

1. Đặc điểm thị trường lao động nông thôn Hà Nội sau khi mở rộng

1.2.2. Việc làm khu vực nông thôn

Hà Nội mở rộng, các khu công nghiệp sẽ được chuyển về khu vực nông thôn ngoại thành Hà Nội nhiều hơn. Khối lượng việc làm ở đây sẽ nhiều hơn, giải quyết được nhiều việc làm cho người lao động nông thôn. Trong thời gian tới cầu lao động sẽ có xu hướng co giãn hơn cung lao động. Nhưng hiện tại cung lao động vẫn rất co giãn, cầu lao động ít co giãn. Công nghiệp hóa nông thôn sẽ làm diện tích đất canh tác bị thu hẹp, đặc biệt là trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng sẽ làm số lao động mất việc và thiếu việc làm ngày càng tăng lên, Hà Nội vào thời điểm này đã có 9.600 lao động làm việc tại các doanh nghiệp bị mất việc, ngoài ra còn có hơn 1.000 người thiếu việc làm từ 3 tháng trở lên. Ở khu vực nông thôn cơ

bản không có thất nghiệp nhưng tỷ lệ thiếu việc làm cao, và tỷ lệ sử dụng thời gian lao động thấp. Dưới đây là số lượng và tỷ lệ thiếu việc làm ở khu vực nông thôn Hà Nội và Hà Tây theo số liệu điều tra 01/07 hàng năm.

Bảng 7: Số lượng và tỷ lệ thiếu việc ở khu vực nông thôn Hà Nội và Hà Tây theo số liệu điều tra 01/07/2006.

Hà Nội Hà tây Tổng số Tổng số Số lượng (người) Tỷ lệ thiếu việc làm (%) Số lượng (người) Tỷ lệ thiếu việc làm (%) Tổng số 102 942 16.4 30290 2.31

1.Chia theo nhóm ngành kinh tế quốc dân.

a. Nông, lâm nghiệp, thuỷ

sản. 81658 24.27 28819 4.71

b. Công nghiệp và xây dựng 8747 5.6 735 0.17

c. Dịch vụ 12536 9.19 735 0.28

2. Chia theo thành phần kinh tế

a. Nhà nước 839 1.11 735 0.92

b. Tập thể 1249 13.04

c. Tư nhân 2088 3.27

d. Cá thể, hộ gia đình 98766 21.56 29555 2.82

e. Có vốn đầu tư nước ngoài.

3. Chia theo làm công ăn lương, không làm công ăn lương.

a. Người làm công ăn lương. 3337 2.02 735 0.3

+ Trong khu vực nhà nước 839 1.12 735 0.95

+ Ngoài khu vực nhà nước 2498 2.76

b. Không làm công ăn lương 99605 21.55 29555 2.78

Nguồn: Tổng cục thống kê Số lượng và tỷ lệ thiếu việc làm khu vực nông thôn Hà Nội nhiều

hơn khu vực nông thôn Hà Tây. Hà Nội là là trung tâm kinh tế phía Bắc, là nơi đất chật người đông, cũng là nơi có tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá rất mạnh trong khi lao động nông nghiệp giảm đi rất ít. Diện tích đất nông nghiệp bình quân thấp, một lao động vùng đồng bằng sông Hồng chỉ có 0,088 ha đất nông nghiệp, thấp nhất cả nước, khu vực nông thôn Hà Nội trước đây con số này nhỏ hơn. Diện đất thu hồi chủ yếu là đất nông nghiệp, trong khi số lượng lao động nông thôn độ tuổi từ 35 đến 60 hầu như có trình độ chuyên môn thấp, ít có khả năng chuyển đổi nghề nghiệp.

Bảng 8: Lao động mất việc làm trong nông nghiệp do thu hồi đất giai đoạn 2001-2005

Tỉnh, thành phố

Diện tích đất thu hồi (ha) Lao động mất việc (người) Hà Nội 6.124 104000 Hà Tây 2.287 52838 Nguồn: Tổng cục thống kê Sau khi mở rộng, nhiều diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi để xây dựng cơ sở hạ tầng, các khu công nghiệp sẽ tăng lên, số lao động thiếu việc làm do mất đất canh tác sẽ tăng lên, nhu cầu việc tăng lên. Đồng thời các khu công nghiệp mở ra, sẽ có nhiều việc làm thu hút nhiều lao động đặc biệt là lao động có trình độ chuyên môn, có tay nghề.

Như vậy, cả cung và cầu lao động của Hà Nội hiện tại đều co giãn hơn trước kia. Trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay và tình trạng dư thừa lao động trước đó thì cung lao động khu vực nông thôn Hà Nội co giãn nhiều, cầu lao động ít co giãn.

Một phần của tài liệu Giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ngoại thành Hà Nội (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w