Giải quyết việc làm gắn với phát triển bền vững

Một phần của tài liệu Giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ngoại thành Hà Nội (Trang 70)

1. Căn cứ xác định phương hướng, mục tiêu giải quyết việc làm trong

1.3.1. Giải quyết việc làm gắn với phát triển bền vững

Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn để nâng cao thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống của, giảm khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị. Thu nhập của mỗi lao động tăng lên sẽ góp phần làm tăng thu nhập của nền kinh tế, khi đã có tiềm lực về tài chính thì giáo dục, y tế, đời sống tinh thần cũng được nâng lên. Tạo việc làm cho người lao động thì sẽ nhiều khu công nghiệp, nhiều làng nghề mới, nhiều trang trại mới mở ra và chất thải thải ra môi trường sẽ nhiều hơn. Nếu hệ thống xử lý chất thải không được đầu tư đúng mức thì môi trường sống ở nông thôn ngày càng bị ôi nhiễm. Bên cạnh đó, năng suất trong lao động nông nghiệp tăng một phần là do người nông dân sử dụng phân bón và thuốc

trừ sâu hoá học quá nhiều đã làm ôi nhiễm thực phẩm mà ôi nhiễm môi trường không khí, đất, nước. Vì vậy, vấn đề giải quyết việc làm với phát triển bền vững ngày càng được quan tâm nhiều hơn.

1.3.2. Giải quyết việc cho lao động nông thôn phải gắn với công tác đào tạo nghề.

Cả nước đang trên đà công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhưng lao động nông thôn hầu như chưa qua đào tạo. Vì vậy, quan điểm “giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” cần quán triệt sâu sắc hơn, coi trọng cả 3 mặt: mở rộng qui mô, nâng cao chất lượng . Phát triển nguồn nhân lực và đào tạo cán bộ ở nông thôn vừa gắn bó với đồng ruộng, vừa có trình độ khoa học và quản lý, gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và các chương trình trọng điểm. Tạo điều kiện thuận lợi để nông dân được đào tạo ngắn hạn nghề nông. Gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học và phục vụ sản xuất. Thực hiện xã hội hoá đào tạo và xây dựng chính sách đào tạo, sử dụng hợp lý, phù hợp với điều kiện nông nghiệp và nông thôn.

1.3.3. Tạo việc làm để sử dụng hợp lý nguồn lực sản xuất.

Phần lớn lao động của Hà Nội cũng như cả nước thuộc khu vực nông thôn mà chất lượng lao động còn thấp. Hơn nữa, nguồn lực tài chính, nguồn nhân lực để phát triển nông thôn và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn còn hạn chế. Vì vậy, việc sử dụng các nguồn lực như: nguồn lực tài chính, nguồn lực con người, nguồn lực đất đai, nguồn lực công nghệ phải hợp lý, hiệu quả và không gây lãng phí. Việc kết hợp các nguồn lực nay phải được thực hiện tốt có như vậy mới đạt được kết quả cao nhất, góp phần phát triển bền vững khu vực nông thôn.

1.3.4. Quán triệt quan điểm “ly nông bất ly hương”.

Mở rộng Hà Nội một phần để giảm sức ép dân số ở các khu đô thị lớn. Chất xám lao động nông thôn sẽ không tập trung hết ở các khu đô thị

lớn mà sẽ dần di chuyển về khu vực nông thôn để phát triển khu vực đầy tiềm năng này. Lao động sẽ được làm việc tại các khu công nghiệp địa phương hoặc gần địa phương, các làng nghề và trang trại trên trên chính quê hương mình. Ổn định việc làm hiện có cho nông dân đồng thời tạo thêm việc làm mới thông qua đầu tư của nhà nước và xây dựng các dự án quan trọng. Khuyến khích và ủng hộ doanh nghiệp đầu tư nông thôn, tổ chức cho lao động nông thôn tham gia xây dựng các công trình dự án công cộng để tạo việc làm cho lao động nông thôn ngay tại quê hương mình. Khuyến khích địa phương vào giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động. Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp địa phương để thu hút lực lượng lao động dôi dư trong nông thôn. Xây dựng đô thị quy mô vừa và nhỏ để giảm lao động nhập cư vào khu vực thành phố.

1.4. Phương hướng giải quyết việc làm cho nông động nông thôn trong thời gian tới.

1.4.1. Đa dạng hoá sản xuất.

Trong nông nghiệp đôi khi việc trồng lúa sẽ không hiệu quả bằng việc chuyển đổi cây trồng hoặc vật nuôi khác. Người nông dân phải được trang bị kiến thức để đa dạng hoá các hoạt động nông nghiệp phù hợp với gia đình và địa phương mình. Đa dạng hoá cây trồng vật nuôi theo các mô hình khác nhau như: chuyển từ trồng lúa sang trồng cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày, rau xanh có giá trị cao, kết hợp trồng lúa với nuôi trồng thuỷ sản, kết hợp trang trại trồng trọt với chăn nuôi. Khu vực nông thôn gần trung tâm Hà Nội rất thích hợp với việc chuyển đổi trồng lúa sang phát triển các vùng rau, củ. quả sạch, các khu chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản như tôm, cá, baba…bởi vì khu các khu đô thị trung tâm thành phố tập trung một lượng dân cư lớn. Ngoài ra, còn phát triển các làng nghề để giảm thời gian nông nhàn của lao động, phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại, các doanh nghiệp vừa và nhỏ…Để các hoạt động này

hiệu quả thì phải tạo điều kiện cho người nông dân tiếp cận thông tin, tiếp cận các nguồn lực, có đầu ra cho sản phẩm.

Đa dạng hóa sản xuất ở nông thôn trước mắt sẽ giải quyết được khá nhiều việc làm tại chỗ cho lao động đặc biệt là lao động nông nghiệp. Hơn nữa, khu vực nông thôn Hà Nội có nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên, gần trung tâm thành phố-thủ đô của cả nước.

1.4.2. Phát triển thị trường lao động nông thôn.

Hiện tại lao động nông thôn chủ yếu hoạt động trong nông nghiệp, việc làm tự tạo, làm công ăn lương chưa phát triển. Trong thời gian tới phải nâng cao chất lượng lao động nông thôn, phát triển thị trường lao động nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động như các trung tâm dịch vụ việc làm giúp người lao động mở rộng khả năng tiếp cận việc làm một cách nhanh nhất và chính xác nhất. Tiến hành điều tra lao động-việc làm hàng năm để đánh giá thực trạng về số lượng, chất lượng và kết quả giải quyết việc làm hàng năm của thành phố để có giải pháp giải quyết kịp thời.

Phát triển thị trường lao động một cách khoa học, hiệu quả, trước hết phải đẩy mạnh công tác giáo dục. đào tạo nghề, nâng cao tri thức, tay nghề cho người lao động nông thôn.

2. Một số giải pháp chủ yếu giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ngoại thành Hà Nội. ngoại thành Hà Nội.

Với đặc điểm của sản xuất nông nghiệp và hoàn cảnh thực tế nông thôn Hà Nội hiện nay, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn hiện tại và lâu dài, có thể áp dụng một số giải pháp cụ thể sau:

2.1. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.

kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tăng cường vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước, củng cố, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể tạo điều kiện thuận lợi phát triển mạnh và liên kết chặt chẽ giữa các thành phần kinh tế ngoại thành với nội thành Hà Nội. Tăng cường hoạt động kinh tế đối ngoại, cần chú ý mối quan hệ thoả đáng giữa kinh tế trung ương và kinh tế địa phương để vừa đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, vừa đảm bảo phân công lao động thống nhất giữa ngành với lãnh thổ.

Cơ cấu vùng kinh tế: hướng phát triển chủ yếu là cơ cấu vùng đô thị và nông thôn. Từng bước hình thành các khu đô thị mới, hiện đại và các khu đô thị xung quanh gắn với khu công nghiệp đầu mối giao thông, khu du lịch. Thực hiện quy hoạch, xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị mới phải đi trước một bước đảm bảo nguyên tắc đồng bộ, liên tục.

Cơ cấu ngành: nâng cao tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong cơ cấu ngành. Xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghiệp hoá- hiện đại hoá nông thôn. Trong nông nghiệp nông thôn, sản xuất hàng hoá theo hướng công nghiệp, hiện đại. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ tác động làm dịch chuyển cơ cấu lao động nông thôn tăng tỷ trọng lao động phi nông nghiệp, giảm lao động nông nghiệp.

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông thôn nói riêng và cơ cấu lại nền kinh tế nói chung để tạo cơ hội việc làm cho người lao động. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế kéo theo chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang các hoạt động phi nông nghiệp ngay trong nông thôn. Hiện tại, chuyển dịch cơ cấu lao động chậm hơn chuyển dịch cơ cấu kinh tế, một phần là do chất lượng lao động nông thôn còn thấp. Vì vậy, các chính sách hỗ trợ của nhà nước cần trú trọng tới việc phân loại đối tượng tham gia quá trình đào tạo, tư vấn cho phù hợp, hiệu quả. Cần xác định những mục tiêu cụ thể: đối tượng nào cần được tư vấn, đối tượng nào cần được đào tạo cơ bản, đối tượng nào cần có thể chuyển giao công nghệ để

có thể phát huy tối đa hiệu quả của công tác đào tạo.

2.2. Phát triển ngành nghề phi nông nghiệp.

2.2.1. Phát triển làng nghề.

Ngoại thành Hà Nội là nơi có nhiều làng nghề truyền thống và nhiều sản phẩm nổi tiếng như: lụa Hà Đông, gốm Bát Tràng, cốm làng Vòng... và đã có rất nhiều người thành công trong sản xuất và kinh doanh những sản phẩm này. Những làng nghề này đã giải quyết việc làm cho một lượng lao động lớn. Tuy nhiên các một số cơ sở gặp không ít khó khăn do công nghệ lạc hậu, vốn đầu tư ít, đầu ra cho sản phẩm.Vì vậy nhà nước và các cấp chính quyền cần có chính sách hỗ trợ để khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, mở mang thêm các làng nghề mới như:

Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất, các làng nghề truyền thống vay vốn ưu đãi, miễn giảm thuế, hỗ trợ tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm....

Thực hiện tổ chức lại các cơ sở làm nghề truyền thống trên cơ sở lấy hộ gia đình làm đơn vị kinh tế tự chủ, đồng thời phát triển mạnh hình thức hiệp hội, liên kết giữa các gia đình tiến tới thành lập các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Giải quyết mặt bằng cho sản xuất cho các làng nghề ở giai đoạn khôi phục và phát triển mới.

Có chính sách ưu đãi đối với những nghệ nhân giỏi, thợ giỏi, hỗ trợ công tác đào tạo, truyền nghề để những ngành nghề truyền thống không bị mai một. Quy định việc bảo vệ quyền phát minh, sáng chế của các nghệ nhân và xây dựng chế độ bảo hiểm để người dân làm việc trong các nghề truyền thống yên tâm đầu tư vốn và yên tâm sống với nghề mình đã chọn.

Khuyến khích hình thành và phát triển các ngành nghề và sản phẩm mang đậm tính truyền thồng và bản sắc Việt Nam. Đặc biệt Hà Nội là một trong những thành phố về du lịch thì việc tạo ra những sản phẩm mang

đậm đà bản chất Việt Nam nhận được sự quan tâm của nhiều bạn bè trên thế giới và có cơ hội tạo ra nguồn thu lớn hơn. Tiếp tục khuyến khích sự sáng tạo của mỗi cộng đồng nông thôn tự tìm cho mình một nghề, một lọi sản phẩm độc đáo nêu tên tuổi cộng đồng trong và ngoài nước.

Phát triển các hình thức, hiệp hội ngành nghề: Thời gian đã hình thành các hội như: hội nông dân, hội chăn nuôi, hội nuôi ong...những hội này đã giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động. Do vậy, các hình thức này cần được phát triển để giúp đỡ nhau cùng làm kinh tế.

Vấn đề môi trường của các làng nghề cũng phải được quan tâm đúng mức. Hỗ trợ vốn và kỹ thuật, bổ sung kiến thức cho người làm nghề về các cách xử lý chất thải, để khu vực nông thôn vừa phát triển kinh tế vừa bảo vệ được môi trường.

2.2.2. Phát triển công nghiệp nông thôn.

Để tạo nhiều việc làm cho lao động nông thôn trước mắt phải dựa vào công nghệ sử dụng nhiều lao động, phát triển chiều rộng nhưng vẫn chú ý tới phát triển chiều sâu. Nhờ có nhiều khu công nghiệp mọc lên lao động ngoại thành có thêm cơ hội để tìm kiếm việc làm. Ban đầu nên tập trung vào phát triển các loại ngành nghề có nhiều tiềm năng để thu hút nhiều lao động đang dư thừa tại địa phương như chế biến và bảo quản lương thực, chè, thịt và các sản phẩm chăn nuôi với quy mô nhỏ. Phát triển công nghiệp vùng ngoại thành phải gắn kết với khu công nghiệp ở thành phố, trung tâm, khu công nghiệp. Công nghiệp nông thôn chính là mạng lưới vệ tinh của các trung tâm công nghiệp thành thị. Phát triển các cơ sở sản xuất ban đầu có công nghệ sử dụng nhiều lao động, đòi hỏi ít vốn phù hợp với tiềm năng và nguồn lực như: điều kiện tự nhiên, tài nguyên, cơ sở hạ tầng, khả năng áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ. Các ngành nghề tại chỗ, nguyên liệu có nguồn gốc nông sản, đặc biệt là các ngành nghề đòi hỏi lao động tỷ mỉ, dễ phổ biến và tiếp thu, các ngành nghề đã tồn tại nhiều năm nay được cải tiến, áp dụng kỹ thuật mới có vai trò to

lớn thu hút lao động nông nghiệp chuyển sang.

2.2.3. Phát triển thương mại và dịch vụ nông thôn.

Hà Nội có rất nhiều khu du lịch và nghỉ dưỡng, ngành thương mại và dịch vụ rất có điều kiện để phát triển. Phát triển ngành này sẽ giải quyết được rất nhiều lao động mà mức thu nhập lại còn cao. Nhìn chung các hoạt động thương mại, dịch vụ ở khu vực nông thôn còn nhỏ bé, tự phát và chưa có điều kiện để mở rộng. Vì vậy, cần thiết phải nâng cao năng lực sáng tạo trong quản lý của hệ thống chính quyền cơ sở nông thôn để xây dựng quy hoạch phát triển và quản lý được các quy hoạch đó. Từ đó, sẽ thúc đẩy phát triển việc làm tại chỗ và nâng cao vị trí của cấp chính quyền cơ sở, chính quyền cơ sở sẽ đóng vai trò to lớn trong việc khuyến khích phát triển, định hướng và quản lý các hoạt động thương mại, dịch vụ ở nông thôn. Thực hiện xây dựng các khu trung tâm thương mại tại các huyện, chú ý phát triển mạng lưới chợ, các chợ đầu mối. Ưu tiên các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng và tăng cường quản lý thị trường. Các hoạt động này sẽ góp phần thu hút lao động nông nghiệp đặc biệt là các lao động nữ.

Khu vực nông nghiệp nông thôn ngoại thành Hà Nội còn là nguồn cung cấp chính các mặt hàng như lương thực, rau củ quả, các loại thịt ... cho trung tâm thành phố. Để nâng cao chất lượng và giá cả của các mặt hàng trên thị trường thì cần phải có công tác quy hoạch, kế hoạch tự khâu gieo trồng đến khâu đóng gói bao tiêu sản phẩm. Các sản phẩm này cần phát triển theo hướng công nghiệp hóa, thương mại hóa như chế biến, đóng gói sản phẩm, phục vụ người tiêu dùng một cách nhanh nhất. Một số sản phẩm lợi thế của vùng có xuất bán ở các vùng hoặc địa phương khác.

2.3. Đào tạo nghề và tư vấn việc làm.

Hoạt động trong bất cứ ngành nghề gì muốn thành công thì phải được trang bị kiến thức. Một phần nông thôn chậm phát triển là do người

dân ít được tiếp cận các nguồn thông tin, chất xám ở nông thôn dồn về hết thành thị. Vì vậy công tác giáo dục và đào tạo đang được các cấp chính quyền rất quan tâm. Trước hết mở các lớp ngắn hạn để bồi dưỡng kiến thức cho lao động nông nhiệp, mở các lớp dạy nghề ngắn và dài hạn với nhiều ngành nghề để lao động có thể lựa chọn ngành nghề phù hợp với bản

Một phần của tài liệu Giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ngoại thành Hà Nội (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w