Điều kiện vị trí địa lý tự nhiên

Một phần của tài liệu Giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ngoại thành Hà Nội (Trang 35 - 38)

1. Đặc điểm thị trường lao động nông thôn Hà Nội sau khi mở rộng

1.1.1. Điều kiện vị trí địa lý tự nhiên

1.1.1.1. Vị trí địa lý.

Thủ đô Hà Nội chưa mở rộng nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ. Vị trí địa lý và địa thế tự nhiên đã khiến cho Hà Nội sớm có một vai trò đặc biệt trong sự hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam. Từ năm 1010, Hà Nội đã được Vua Lý Công Uẩn chọn làm thủ đô cả nước. Tính đến năm 2004, Hà Nội có 9 quận Nội thành ( Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Tây Hồ, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Long Biên) với 125 phường, có diện tích 84,3 km2 ( chiếm 9% diện tích toàn thành phố) và 5 huyện ngoại thành ( Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì và Từ Liêm) với diện tích là 836,67 km2( chiếm 91% diện tích) với 99 xã và 5

thị trấn.

Hà Tây (cũ) liền kề vớ Hà Nội, phía Bắc giáp tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, phía Đông giáp tỉnh Hưng Yên, phía Tây giáp tỉnh Hoà Bình, phía Nam giáp tỉnh Hà Nam, là một tỉnh miền núi trung du. Với dân số trung bình 2.500.000 người, Hà Tây là tỉnh đứng thứ 5 trên toàn quốc về dân số, mật độ 1.100 người/km². Hà Tây là địa bàn xây dựng mới, là nơi di chuyển các xí nghiệp công nghiệp của Hà Nội. Với vị trí thuận lợi này, tỉnh có thể tiêu thụ các sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, hàng thủ công - mỹ nghệ… vào Hà Nội và khu tam giác trọng điểm của các tỉnh phía Bắc Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long.

Sau rất nhiều cuộc hội thảo, lấy ý kiến, ngày 6/3, Bộ xây dựng đã trình Thủ tướng về việc phê duyệt quy hoạch vùng thủ đô, Hà Nội sẽ ôm trọn Hà Tây và một huyện Vĩnh phúc, Hoà Bình. Theo tờ trình, Bộ Xây dựng đề xuất việc mở rộng không gian Thủ đô Hà Nội theo hướng: ranh giới Thủ đô Hà Nội mở rộng bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc) và 4 xã Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.

Phương án đề xuất mở rộng nêu trên đã có sự xem xét đến quá trình lịch sử phát triển. Trước đây (giai đoạn 1975-1991) khu vực này từng thuộc ranh giới của thủ đô Hà Nội. Hơn nữa, quỹ đất phát triển ở đây chủ yếu là đất gò đồi, không thuộc đất nông nghiệp.

Sau khi mở rộng, Hà Nội có một phần diện tích thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng, một phần thuộc miền núi trung du phía Bắc, diện tích đất nông nghiệp khoảng 192 nghìn hecta ( chiếm 58% đất tự nhiên). Dân số khoảng 6.232.940 người, tăng 1,7 lần dân số Hà Nội khi chưa mở rộng. Tỷ lệ dân số sống ở nông thôn tăng lên khoảng trên 50% Hà Nội mở rộng, có thêm các xã miền núi có đồng bào thiểu số sinh sống, thuộc tỉnh Hà Tây(cũ).

1.1.1.2. Đặc điểm địa hình.

Thành phố Hà Nội chưa mở rộng là vùng trung tâm đồng bằng châu thổ sông Hồng, độ cao trung bình từ 5-20m so với mặt nước biển ( chỉ có khu vực đồi núi phía Bắc và Tây Bắc của huyện Sóc Sơn thuộc rìa phía nam của dãy núi Tam Đảo có độ cao từ 20m đến 400m, với đỉnh cao nhất là núi Chân Chim cao 462m).

Hà Tây (cũ) có địa hình đa dạng, có vùng đồi núi phía Tây và vùng đồng bằng ở phía Ðông, độ cao giảm dần từ Tây Bắc xuống Ðông Nam. Vùng đồi núi có 70.400 ha, chiếm 1/3 diện tích tự nhiên toàn tỉnh, còn lại là vùng đồng bằng tương đối bằng phẳng. Vùng núi có độ cao tuyệt đối từ 300 m trở lên đến 1.282 m có diện tích là 1.700 ha; các vùng núi đá vôi tập trung ở phía Tây có địa hình phức tạp với nhiều hang động. Ðiểm cao nhất cao 1.282m (đỉnh núi Ba Vì), điểm thấp nhất 1,7m so với mặt nước biển.

Như vậy, Hà Nội trước và sau khi mở rộng địa hình nhìn chung thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây. Địa hình đa dạng, có thể phát triển cả nông, lâm, ngư nghiệp. Phía Đông Nam Hà Nội là vùng đồng bằng rộng lớn, được phù sa bồi đắp nên đất tương đối màu mỡ, thích hợp với việc trồng lúa nước, hoa màu và chăn nuôi gia súc. Vùng núi ở phía Tây Bắc địa hình khá đa dạng và phức tạp. Vùng đồi núi thấp thích hợp các trang trại chăn nuôi và các một số loại cây hoa quả, vùng đất có tầng đất rất mỏng thì phát triển các cây trồng lâm nghiệp. Hà Nội không giáp biển nhưng hệ thống sông ngòi khá dày đặc và có nhiều con sông lớn chảy qua như sông Hồng, sông Ðáy, sông Ðà, thích hợp với nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt.

1.1.1.3. Khí hậu.

Do đặc điểm của địa hình, Hà Nội chia thành 3 vùng có khí hậu khác nhau: vùng đồng bằng có khí hậu của đồng bằng sông Hồng, chịu ảnh

hưởng của gió biển, nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,80C, lượng mưa trung bình 1.700 mm – 1.800 mm; vùng đồi gò có khí hậu lục địa chịu ảnh hưởng của gió Lào, nhiệt độ trung bình 24,50C, lượng mưa trung bình 2.300-2.400 mm; vùng núi cao, chủ yếu khu vực Ba Vì có khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình 180C.

Đặc điểm khí hậu rõ nhất là sự thay đổi khác biệt giữa hai mùa nóng, lạnh. Từ tháng 5 đến tháng 9 là mùa nóng và mưa, từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau là mùa lạnh và khô. Hà Nội có đủ 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông, mùa xuân bắt đầu vào tháng. Mùa xuân bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 8, nóng bức nhưng lại mưa nhiều. Mùa thu bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 10, trời dịu mát, lá vàng rơi. Mùa đông bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau, thời tiết giá lạnh, khô hanh. Ranh giới phân chia bốn mùa chỉ có tính chất tương đối, vì Hà Nội có năm rét sớm, có năm rét muộn, có năm kéo dài, nhiệt độ lên tới 400C, có năm nhiệt độ xuống thấp dưới 100C.

Một phần của tài liệu Giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ngoại thành Hà Nội (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w