Cơ sở hạ tầng của Hà Nội

Một phần của tài liệu Giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ngoại thành Hà Nội (Trang 40 - 42)

1. Đặc điểm thị trường lao động nông thôn Hà Nội sau khi mở rộng

1.1.3. Cơ sở hạ tầng của Hà Nội

Hạ tầng cơ sở là một bộ phận cơ bản của kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội có vai trò tạo điều kiện, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một nền kinh tế hoặc một vùng. Đối với những đô thị lớn như Thành phố Hà Nội, sự phát triển của hạ tầng cơ sở còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Với vị trí, vai trò của Thủ đô cả nước theo Pháp lệnh Thủ đô, là trung tâm kinh tế, chính trị, du lịch, thương mại và văn hoá, hạ tầng cơ sở của Thành phố còn có ý nghĩa tiên phong so với các thành phố và các khu tập trung dân cư khác. Sự phát triển hạ tầng cơ sở của Thủ đô Hà Nội được đặt trong bối cảnh mục tiêu phải tiến kịp về trình độ tổ chức, quản lý đô thị so với các nước trong khu vực và quốc tế. Sự phát triển của hạ tầng cơ sở còn có ý nghĩa quan trọng quyết định việc đảm bảo tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế, giải quyết tốt các vấn đề xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Hạ tầng cơ sở của Thành phố Hà Nội bao gồm: hệ thống đường giao thông (đường quốc lộ, đường cao tốc hướng tâm, đường liên tỉnh, mạng lưới đường đô thị và đường tỉnh lộ), hệ thống đường sắt (đường sắt quốc gia và đường sắt đô thị hiện đang được lập quy hoạch và các dự án đầu tư phát triển), hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, hàng không, đường sông gồm cảng sông và các tuyến vận tải, hệ thống bến bãi đỗ xe; hệ thống cấp nước bao gồm các nhà máy nước, mạng đường ống truyền dẫn, đường ống phân phối, dịch vụ; hệ thống thoát nước gồm các hồ điều hoà, các sông, mương phục vụ thoát nước, hệ thống cống thoát nước; hệ thống thu gom và xử lý chất thải gồm các trạm xử lý nước thải, các bãi chôn lấp và xử lý rác thải và hệ thống thu gom và vận chuyển; hệ thống chiếu sáng công cộng; hệ thống bưu điện, thông tin liên lạc; hệ

thống điện...

Về quản lý hạ tầng cơ sở, ở Thành phố Hà Nội có sự phân chia quản lý giữa Trung ương và địa phương. Hạ tầng cơ sở do Trung ương quản lý bao gồm: Bộ Giao thông Vận tải quản lý đường quốc lộ, đường cao tốc hướng tâm, hệ thống đường sắt quốc gia, vận tải liên tỉnh, hàng không, đường sông; Bộ Công nghiệp và Tổng công ty Điện lực Việt Nam quản lý hệ thống điện; Bộ Bưu chính Viễn thông và Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, các công ty viễn thông quản lý và cung cấp dịch vụ bưu điện và thông tin liên lạc,... Thành phố Hà Nội quản lý mạng lưới đường đô thị, đường sắt đô thị, vận tải hành khách nội đô, bến bãi đỗ xe; hệ thống cấp nước, thoát nước, thu gom vận chuyển và xử lý chất thải; chiếu sáng công cộng...

Những năm gần đây, do quá trình đổi mới về kinh tế, thu hút đầu tư, tăng trưởng nhanh, sự hình thành nhiều trung tâm kinh tế, công nghiệp, văn hóa, khoa học, giáo dục đào tạo đã thu hút một lượng lớn lao động, dân cư từ các tỉnh trong cả nước về thủ đô. Trong khi đó, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội của Hà Nội đang bị quá tải và gặp rất nhiều khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu về nhà ở, các công trình dịch vụ công cộng. Mặt khác, do tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, quỹ đất dành cho cây xanh công viên, vành đai xanh đang dần dần bị chuyển đổi mục đích sử dụng sang phát triển công trình dân dụng. Mở rộng Hà Nội sẽ bảo đảm có các quỹ đất lớn để phát triển một số khu chức năng quan trọng của thủ đô, các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật, các dự án mang tầm quốc gia trước mắt và lâu dài.

Nhu cầu vốn đầu tư cho hạ tầng cơ sở là rất lớn. Hàng năm, Nhà nước luôn dành một phần lớn nguồn vốn cho đầu tư đặc biệt là vốn ngân sách XDCB cho các dự án hạ tầng. Nhu cầu vốn đầu tư cho các công trình hạ tầng quan trọng cho giai đoạn đến năm 2010 khoảng 50.000 tỉ đồng

(tương đương 3 tỷ USD); cho giai đoạn 2011-2020 khoảng 180.000 tỷ đồng (tương đương 11 tỷ USD). Phát triển hạ tầng cơ sở kỹ thuật đô thị là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của Thành phố trong giai đoạn 2006-2010. Tuy nhiên các nguồn vốn đầu tư đang mất cân đối lớn đòi hỏi phải được sự quan tâm đặc biệt ưu tiên tập trung vốn đầu tư của các ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương mới có thể giải quyết được vấn đề này. Do công tác dự báo, công tác quy hoạch Hà Nội chưa được tốt nên cơ sở hạ tầng phát triển không đồng bộ, tình trạng quá tải do dân số ở Hà Nội tăng nhanh.

Một phần của tài liệu Giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ngoại thành Hà Nội (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w