Tình hình phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu Giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ngoại thành Hà Nội (Trang 42 - 43)

1. Đặc điểm thị trường lao động nông thôn Hà Nội sau khi mở rộng

1.1.4. Tình hình phát triển kinh tế

Hà Nội là trung tâm của miền Bắc Việt Nam – là nơi hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi về kinh tế, văn hoá, thương mại, giao dịch quốc tế và du lịch. Trong tình hình khó khăn chung của cả nước, Hà Nội phải đi đầu về phát triển kinh tế…” (Đó là ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trong buổi làm việc với lãnh đạo Thành ủy và UBND Tp Hà Nội). Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội 2009 như sau: (tài liệu 9)

Chỉ tiêu kinh tế:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP 9,5 – 10,0%

- Giá trị tăng thêm của ngành dịch vụ tăng 9,5% - 10,0% - Giá trị tăng thêm của ngành xây dựng tăng 10,5 – 11,0%

- Giá trị tăng thêm của ngành nông, lâm, thủy, sản tăng 2,2 – 2,5% - Kim ngạch xuất khẩu tăng trên 20%

- Tổng vốn đầu tư xã hội tăng trên 18 - 20% - Thu ngân sách trên địa bàn tăng trên 5% Chỉ tiêu xã hội:

- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân: 12,12‰ - Mức giảm tỷ lệ sinh so với năm 2008: 1%.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo 50-52%

- Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chuẩn mới cuối năm 2009 là 14%. (cuối năm 2008 là 16%)

- Số trường chuẩn quốc gia tăng thêm 75 trường (nâng tỷ lệ trường chuẩn lên 19%)

Hà Nội mở rộng có diện tích tự nhiên lớn hơn nhưng nhìn chung về tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân, việc làm, giáo dục, y tế, đói nghèo có chỉ số thấp hơn khi chưa mở rộng. Nhưng Hà Nội hiện tại có tiềm năng để phát triển kinh tế hơn, vì có nguồn lực dồi dào hơn nhưng chưa được khai thác nhiều. Khu vực nông thôn sẽ được quan tâm và đầu tư hơn trước, nhiều khu công nghiệp sẽ được đưa về nông thôn, mức độ đô thị hoá ở nông thôn diễn ra nhanh hơn. Một số xã thuộc vùng sâu vùng sa, trước đây một số xã còn chưa có điện hoặc đường giao thông, sau khi sát nhập vào Hà Nội đã có ánh sáng điện, đường giao thông đã đến tận thôn bản. Bên cạnh đó, khu vực nông nghiệp nông thôn có một số khó khăn như: Trong năm vừa qua, sản xuất lương thực được mùa, nhưng nhiều hộ nông dân bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, lạm phát tăng cao làm cho phần lớn nguyên, nhiên vật liệu, giá vật tư, giá phân bón, thức ăn chăn nuôi... tăng cao. Cùng với đó, các giải pháp cho nông nghiệp hiện nay vẫn còn manh mún. Việc quy hoạch vùng nguyên liệu, bao tiêu sản phẩm vẫn không được thực hiện một cách quy củ. Sản xuất tự cung, tự cấp đã khó khăn, nhưng vay mượn để sản xuất hàng hóa có khi phá sản nhanh hơn và rơi vào nghèo đói nhanh hơn.

Một phần của tài liệu Giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ngoại thành Hà Nội (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w