1. Đặc điểm thị trường lao động nông thôn Hà Nội sau khi mở rộng
1.1.5. Những thuận lợi và khó khăn sau khi Hà Nội mở rộng
Hà Nội mở rộng có thuận lợi như sau:
Mở rộng địa lý Hà Nội sẽ bớt đi sức ép không đáng có và cũng rất nguy hiểm trong tương lai nếu không mở rộng như: Quá trình đô thị hoá do đất ít, quá tải về hạ tầng, đường sá, đất đai chật chội, sức ép các tỉnh
xung quanh, nhất là các khu công nghiệp đặt không đúng chỗ… Mở rộng Hà Nội sẽ có lợi thế bố trí lại khu công nghiệp cho phù hợp với môi trường, cảnh quan và phát triển.
Thứ hai là tính đa dạng về tiềm năng và những nhân tố bên trong tốt hơn. Ví dụ, nông nghiệp của Hà Nội trước đây không tốt lắm, đất ít trang trại không nhiều, cơ cấu mặt hàng không hấp dẫn, trong khi Hà Tây có điều kiện tốt hơn, lại là đất bách nghệ nên khả năng xúc tiến thương mại tốt hơn. Hà Tây sẽ là cơ sở sản xuất, Hà Nội bày hàng thì cả hai cùng phát triển.
Thứ ba, Hà Nội sẽ có một không gian kinh tế hoàn chỉnh hơn, tiềm tàng hơn để tự nó là động lực phát triển cho chính nó. Hà Nội tăng gấp ba lần diện tích và dân số cũng tăng lên một phần làm cho thị trường bên trong mở rộng hơn, tạo ra động lực tốt cho phát triển Hà Nội trong tương lai.
Hơn nữa, do giảm bớt sức ép về giá cả đất đai nên môi trường đầu tư sẽ có sức cạnh tranh hơn vì giảm chi phí của các nhà đầu tư. Họ đầu tư vào Hà Tây (cũ) cũng như Hà Nội hiện tại thì sức ép chi phí đầu vào của Hà Nội (cũ) sẽ giảm bớt, cho phép doanh nghiệp đầu tư vào Hà Nội nhiều hơn.
Hà Nội sẽ thu hút thêm nguồn, mở rộng tiềm năng sẵn có của những nơi được đưa vào mình. Như vậy, cho phép quá trình công nghiệp hoá, mở rộng đô thị có triển vọng cải thiện tốt hơn.
Bên cạnh những thuận lợi đó thì khó khăn cũng không ít:
Hà Nội mở rộng thì toàn bộ quy hoạch, chỉ tiêu, định hướng phát triển chiến lược, trong cơ cấu kinh tế sẽ thay đổi lớn vì nó sẽ cộng các cơ cấu địa phương vào. Như vậy cơ cấu nông nghiệp tăng lên, tỷ trọng công nghiệp trữ lượng không cao tăng lên, trình độ, mức độ đô thị hoá kém hơn. Hà Nội sẽ đứng trước một loạt các nhu cầu to lớn về cải thiện căn bản và cấp bách những cơ sở ở vùng lạc hậu hơn vừa nhập vào. Đồng thời, Hà Nội cũng đứng trước nhu cầu về cải thiện cuộc sống, cũng như đào tạo
nhân lực khu vực mới.
Việc sát nhập vào Hà Nội còn kéo theo hàng loạt các thách thức như: Hà Nội sẽ phải gánh một lượng dân số lớn, giải quyết công ăn việc làm, chuyển đổi cơ cấu chính quyền…
Số người dân bị mất đất nông nghiệp tăng lên, số lượng lao động cần việc làm tăng lên, giáo dục, y tế…đều thấp hơn trước, chênh lệch giàu nghèo khu vực nông thôn và thành thị Hà Nội gia tăng. Là một thành phố lớn, có tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa cao, rõ ràng đây là thách thức không nhỏ đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
1.2. Thị trường lao động khu vực nông thôn Hà Nội.
1.2.1. Dân số - lao động khu vực nông thôn Hà Nội.
1.2.1.1. Số lượng dân số - lao động.
Bảng 1: Dân số nông thôn Hà Nội khi chưa mở rộng.
Đơn vị: 1000 người
Năm Dân số Dân số nông thôn Tỷ lệ
1995 2431 1156.1 0.4756 1996 2492.9 1149.8 0.4612 1997 2556 1100.2 0.4304 1998 2621 1125.1 0.4293 1999 2685 1132.9 0.4219 2000 2739.2 1152.7 0.4208 2001 2841.7 1198.2 0.4216 2002 2931.4 1210 0.4128 2003 3007 1172.7 0.3900 2004 3082.9 1083.1 0.3513 2005 3149.8 1093 0.3470 2006 3236.4 1125.3 0.3477 2007 3289.3 1107.5 0.3367 ( Nguồn: Tổng cục thống kê) Hà Nội mở rộng có quy mô dân số lớn hơn trước, lao động nông thôn tăng lên nhưng chất lượng lao động lại giảm đi. Hà Nội hợp nhất toàn bộ 2.568.000 người của tỉnh Hà Tây (cũ), 187.255 người huyện Mê Linh tỉnh
Vĩnh Phúc, 4.495 người, 6.606 người, 5.875 người và 3.278 người lần lượt của Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung thuộc huyện Lương Sơn, Hoà Bình. Dân số Hà Nội hiện nay khoảng hơn 6 triệu người, cao hơn 1,7 lần khi chưa mở rộng, chiếm 7,3% dân số cả nước. Dân số Hà Nội và dân số nông thôn Hà Nội khi chưa mở rộng được trình bày qua bảng biểu 1 và đồ thị sau:
Đồ thị 1: Dân số và dân số nông thôn Hà Nội cũ
0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 nam da n s o
dan so Ha Noi dan so nong thon
Trong 13 năm qua (1995-2007) dân số Hà Nội tăng đều qua các năm, trung bình mỗi năm tăng 66.023 người. Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng của dân số thủ đô do quá trình đô thị hóa đang diễn ra nhanh ở nhiều địa phương; trên địa bàn lại tập trung nhiều dự án, khu công nghiệp, khu chế xuất thu hút đông lao động từ các nơi về làm việc. Bên cạnh đó một số lượng khá lớn học sinh, sinh viên tỉnh về Hà Nội theo học tại các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề. Luật cư trú với điều kiện, tiêu chuẩn nhập hộ khẩu đơn giản hơn cũng góp phần mở cửa cho người ngoài tỉnh đến làm ăn sinh sống.
nhìn chung là giảm, năm 2007 dân số ở nông thôn giảm 48.6 người. Trong khi quỹ đất nông nghiệp giảm đi do xây dựng các khu công nghiệp nhưng dân số sống ở nông thôn giảm đi rất ít, năm 2002 tăng đến 1210.0 người. Dân số nông thôn Hà Nội thay đổi rất ít, tỷ trọng dân nông thôn so với dân số cả Hà Nội có xu hướng giảm dần: năm 1995 là 47,5%, 1996: 46,1%, năm 2006: 35% và năm 2007: 34%.
Sau khi mở rộng thêm thủ đô tỷ lệ dân số ở nông thôn so với dân số cả Hà Nội sẽ tăng lên rất nhiều, chủ yếu có thêm dân số của cả tỉnh Hà Tây cũ bao gồm một phần nhỏ dân số thuộc dân tộc thiểu số. Số liệu cơ bản về dân số cả Hà Tây và dân số nông thôn Hà Tây được trình bày qua bảng biểu và đồ thị sau:
Bảng 2: Dân số nông thôn Hà Tây cũ
Đơn vị: 1000 người. Năm Dân số Hà Tây Dân số nông thôn Tỷ lệ
1995 2299 2136.6 0.9293 1996 2328 2158.2 0.9271 1997 2353 2174 0.9239 1998 2373.6 2189.1 0.9223 1999 2391.7 2199.2 0.9195 2000 2414.1 2220.9 0.9199 2001 2432 2231.8 0.9177 2002 2452.5 2247.6 0.9164 2003 2479.4 2271.6 0.9162 2004 2500.2 2245.3 0.8980 2005 2524.8 2297.6 0.9100 2006 2543.2 2278.2 0.8958 2007 2561 2278.3 0.8896 ( nguồn: tồng cục thống kê)
1900 2000 2100 2200 2300 2400 2500 2600 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 nam da n so
dan so h tayà dan so nong thon
Dân số cả tỉnh Hà Tây tăng đều qua các năm, trung bình mỗi năm tăng 20.153 người, thấp hơn so với Hà Nội cũ, nhưng dân số Hà Tây tăng tự nhiên là chủ yếu. Về giá trị tuyệt đối, dân số nông thôn thay đổi rất ít, sau 13 năm tăng nhẹ từ 2136.6 đến 2278.3 nghìn người. Tỷ trọng dân số nông thôn trong tổng dân số có giảm nhưng giảm rất ít, từ năm 1995 đến 2007 giảm được 3,97%.
Tỷ lệ dân số nông thôn trong tổng dân số ở Vĩnh Phúc chiếm 83%, Hoà Bình chiếm 86%( năm 2007). Ước tính dân số nông thôn Hà Nội khi mở rộng là: 3.558.000 người, chiểm khoảng 58,7% dân số cả Hà Nội, tỷ trọng dân số nông thôn trong tổng dân số Hà Nội cao hơn khi chưa mở rộng khoảng 20%. Là thủ đô của cả nước, số dân sống ở nông thôn là khá lớn.
thành thị và nông thôn của Hà Nội và Hà Tây theo số liệu điều tra 01/07/2006.
Đơn vị: người. Chung Thành thị Nông thôn Từ đủ 15 tuổi trở nên Trong tuổi lao động Từ đủ 15 tuổi trở nên Trong tuổi lao động Từ đủ 15 tuổi trở nên Trong tuổi lao động Hà Nội 1610.72 3 1553.73 2 982.97 1 961.10 1 627.752 592.632 Hà Tây 1437.98 6 1349.87 8 128.75 6 122.85 5 1309.23 0 1227.023 Nguồn: tổng cục thống kê. Lao động trong độ tuổi lao động và lao động từ 15 tuổi trở lên chênh lệch nhau ít. Điều đó, chứng tỏ lực lượng lao động khá dồi dào. Hà Nội cũ lao động thành thị nhiều hơn lao động ở nông thôn, tỷ lệ lao động trong tuổi lao động ở nông thôn sơ với tổng lao động trong độ tuổi là 38%. Trong khi đó,ở Hà Tây lao động nông thôn chiếm phần lớn trong tổng lao động từ 15 tuổi trở lên, tỷ trọng lao động trong độ tuổi ở nông thôn so với tổng là: 90%. Tỉnh Vĩnh Phúc và Hoà Bình tỷ lệ có thể cao hơn.
Bảng 4: Số người từ 15 tuổi trở lên khu vực nông thôn hoạt động kinh tế thường xuyên năm 1997-2000 phân theo địa phương:
Đơn vị: Người 1997 1998 1999 2000 Hà Nội 560640 567896 601420 631471 Hà Tây 1096363 1111633 1116912 1121123
Số người từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế thường xuyên năm 1997-2000phân theo địa phương
Người
1997 1998 1999 2000 Hà Nội 1257964 1258500 1336396 1353518 Hà Tây 1183125 1201190 1207527 1215508
(Nguồn: Tổng cục thồng kê) Bảng số liệu trên cho ta thấy số người từ 15 tuổi trở lên khu vực nông thôn hoạt động kinh tế thường xuyên so với tổng ở Hà Nội vẫn thấp hơn nhiều so với Hà Tây. Tỷ lệ này, ở Hà Tây năm 1997 là: 93%, 2000: 92%, tuy có giảm nhưng không đáng kể.
Như vậy, Hà Nội mở rộng diện tích tự nhiên tăng lên đồng thời dân số cũng nhiều hơn. Tỷ lệ dân số nông thôn và lực lượng lao động nông thôn đều chiếm hơn 50% so với dân số, lực lượng lao động của cả Hà Nội. Lực lượng lao động trẻ, dồi dào làm cho giá nhân công rẻ, giảm được chi phí sản xuất. Lợi thế này đã góp phần thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Phần lớn lao động nông thôn hoạt động trong ngành nông-lâm-ngư- nghiệp nhưng đóng góp về thu nhập vào tổng thu nhập quốc dân thì thấp nhất. Vì vậy, thu nhập bình quân lao động nông thôn thấp, theo số liệu của cục thống kê Hà Tây cũ thì thu nhập bình quân của mỗi nhân khẩu nông
nghiệp/tháng là: 2004: 306000 đồng, 2005: 364000 đồng, 2006: 395000 đồng, 2007: 415000 đồng. Dưới đây là cơ cấu lao động theo ngành kinh tế ngoại thành Hà Nội và Hà Tây(cũ):
Bảng 5: Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế ngoại thành Hà Nội giai đoạn 2004-2006 Ngành kinh tế 2004 2005 2006 Số lao động Tỷ lệ (%) Số lao động Tỷ lệ (%) Số lao động Tỷ lệ (%) Nông, lâm, ngư
nghiệp
165000 24,15 139000 17,84 128000 15,92 Công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp 298000 43,63 389000 49,93 420000 52,33 Thương mại, dịch vụ 184000 26,93 215000 27,59 218000 27,11 Khác 36000 5,27 36000 4,64 38000 4.72 Tổng số lao động. 683000 100 779000 100 804000 100
Nguồn: Bộ Lao Động-Thương Binh- Xã Hội
Bảng 6: Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế Hà Tây (cũ) giai đoạn 2003-2007.
Đơn vị:% Ngành kinh tế 2003 2004 2005 2006 2007 Nông, lâm, ngư
nghiệp
71.5 57,1 61,8 58,2 54,9 Công nghiệp, xây
dựng
18,7 30,1 24,7 26,7 28,7 Thương mại, dịch
vụ
9,8 12,8 13,5 14,1 15,4 Nguồn: cục thống kê Hà Tây cũ 1.2.1.2. Chất lượng lao động.
Xét trên góc độ trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn kỹ thuật và thể lực của người lao động, có thể nói rằng vẫn còn khoảng cách khá xa về mặt chất lượng lao động giữa nông thôn và thành thị. Khoảng cách này lớn hơn khi xem xét các loại lao động có trình độ cao. Theo thống kê lao động-
việc làm ở Việt Nam thì tỷ lệ lao động không biết chữ đã giảm từ 29,16% năm 1996 xuống còn 21,31% năm 2004. Tỷ lệ lao động có trình độ văn hoá phổ thông trở lên năm 1996 là: 9.19%, năm 2004 là: 12,47%, có tăng nhưng không đang kể. Số liệu điều tra nông nghiệp, nông thôn của tổng cục thống kê năm 2004, số lao động được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học và tương đương ở nông thôn 1,5%. Số lao động được đào tạo nghề gồm sơ cấp và công nhân kỹ thuật là 2,3%, trung cấp kỹ thuật là 2,4%.Theo tính toán, hiện nay thì tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo nghề đạt 18,7%, Ðồng bằng sông Hồng 19,4%. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này có thể do trong thời gian qua chưa có chuyển biến đáng kể trong đào tạo ở nông thôn hoặc nhiều lao động đào tạo đã di cư ra khỏi nông thôn.
Về mặt thể lực, mặc dù thể lực và chiều cao của lao động có tăng lên do chất lượng cuộc sống cao hơn nhưng lao động nông thôn vẫn yếu hơn so với lao động thành thị. Theo điều tra Y tế Quốc gia năm 2000-2001, lao động nông thôn bị ốm nhiều hơn lao động thành thị, trong khi lao động thành thị bình quân có 1,1 lần ốm/năm thì lao động nông thôn là 1,7 lần. Số ngày ốm không tham gia hoạt động kinh tế của lao động nông thôn cũng dài hơn (6,7 ngày so với 4,8 ngày của lao động ở thành thị). Do chất lượng cuộc sống nông thôn còn thấp hơn ở thành thị cùng với sự gia tăng về chênh lệch thu nhập, khoảng cách này sẽ có xu hướng ngày một lớn.
Hà Nội là thành phố lớn của cả nước, trước kia lao động thành thị chiếm phần lớn, tập trung nhiều lao động có tri thức, có trình độ chuyên môn cao, ở nông thôn giáo dục, y tế … được đầu tư hơn các vùng nông thôn khác nên chất lượng lao động nông thôn Hà Nội có thể cao hơn. Nhưng khoảng cách về chất lượng lao động nông thôn và thành thị của Hà Nội cũ vẫn còn lớn. Sau khi mở rộng, lao động nông thôn Hà nội tăng lên,
cũng giống như xu thế chung lao động nông thôn của cả nước, chất lượng lao động nông thôn nhìn chung là thấp.
Đồ thị 3: Tỷ trọng lao động có trình độ ở nông thôn Hà Nội.
khong co trinh do co trinh do
Qua các phân tích ở trên ta thấy, cung lao động khu vực nông thôn Hà Nội khá co giãn, lực lượng lao động nhiều nhưng chất lượng thì chưa cao.
1.2.2. Việc làm khu vực nông thôn Hà Nội
Hà Nội mở rộng, các khu công nghiệp sẽ được chuyển về khu vực nông thôn ngoại thành Hà Nội nhiều hơn. Khối lượng việc làm ở đây sẽ nhiều hơn, giải quyết được nhiều việc làm cho người lao động nông thôn. Trong thời gian tới cầu lao động sẽ có xu hướng co giãn hơn cung lao động. Nhưng hiện tại cung lao động vẫn rất co giãn, cầu lao động ít co giãn. Công nghiệp hóa nông thôn sẽ làm diện tích đất canh tác bị thu hẹp, đặc biệt là trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng sẽ làm số lao động mất việc và thiếu việc làm ngày càng tăng lên, Hà Nội vào thời điểm này đã có 9.600 lao động làm việc tại các doanh nghiệp bị mất việc, ngoài ra còn có hơn 1.000 người thiếu việc làm từ 3 tháng trở lên. Ở khu vực nông thôn cơ
bản không có thất nghiệp nhưng tỷ lệ thiếu việc làm cao, và tỷ lệ sử dụng thời gian lao động thấp. Dưới đây là số lượng và tỷ lệ thiếu việc làm ở khu vực nông thôn Hà Nội và Hà Tây theo số liệu điều tra 01/07 hàng năm.
Bảng 7: Số lượng và tỷ lệ thiếu việc ở khu vực nông thôn Hà Nội và Hà Tây theo số liệu điều tra 01/07/2006.
Hà Nội Hà tây Tổng số Tổng số Số lượng (người) Tỷ lệ thiếu việc làm (%) Số lượng (người) Tỷ lệ thiếu việc làm (%) Tổng số 102 942 16.4 30290 2.31
1.Chia theo nhóm ngành kinh tế quốc dân.
a. Nông, lâm nghiệp, thuỷ
sản. 81658 24.27 28819 4.71
b. Công nghiệp và xây dựng 8747 5.6 735 0.17