Phát triển thương mại và dịch vụ nông thôn

Một phần của tài liệu Giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ngoại thành Hà Nội (Trang 77)

2. Một số giải pháp chủ yếu giải quyết việc làm cho lao động nông

2.2.3.Phát triển thương mại và dịch vụ nông thôn

Hà Nội có rất nhiều khu du lịch và nghỉ dưỡng, ngành thương mại và dịch vụ rất có điều kiện để phát triển. Phát triển ngành này sẽ giải quyết được rất nhiều lao động mà mức thu nhập lại còn cao. Nhìn chung các hoạt động thương mại, dịch vụ ở khu vực nông thôn còn nhỏ bé, tự phát và chưa có điều kiện để mở rộng. Vì vậy, cần thiết phải nâng cao năng lực sáng tạo trong quản lý của hệ thống chính quyền cơ sở nông thôn để xây dựng quy hoạch phát triển và quản lý được các quy hoạch đó. Từ đó, sẽ thúc đẩy phát triển việc làm tại chỗ và nâng cao vị trí của cấp chính quyền cơ sở, chính quyền cơ sở sẽ đóng vai trò to lớn trong việc khuyến khích phát triển, định hướng và quản lý các hoạt động thương mại, dịch vụ ở nông thôn. Thực hiện xây dựng các khu trung tâm thương mại tại các huyện, chú ý phát triển mạng lưới chợ, các chợ đầu mối. Ưu tiên các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng và tăng cường quản lý thị trường. Các hoạt động này sẽ góp phần thu hút lao động nông nghiệp đặc biệt là các lao động nữ.

Khu vực nông nghiệp nông thôn ngoại thành Hà Nội còn là nguồn cung cấp chính các mặt hàng như lương thực, rau củ quả, các loại thịt ... cho trung tâm thành phố. Để nâng cao chất lượng và giá cả của các mặt hàng trên thị trường thì cần phải có công tác quy hoạch, kế hoạch tự khâu gieo trồng đến khâu đóng gói bao tiêu sản phẩm. Các sản phẩm này cần phát triển theo hướng công nghiệp hóa, thương mại hóa như chế biến, đóng gói sản phẩm, phục vụ người tiêu dùng một cách nhanh nhất. Một số sản phẩm lợi thế của vùng có xuất bán ở các vùng hoặc địa phương khác.

Một phần của tài liệu Giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ngoại thành Hà Nội (Trang 77)