Dự báo dân số và lao động khu vực nông thôn Hà Nội

Một phần của tài liệu Giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ngoại thành Hà Nội (Trang 68 - 70)

1. Căn cứ xác định phương hướng, mục tiêu giải quyết việc làm trong

1.1.3. Dự báo dân số và lao động khu vực nông thôn Hà Nội

Tốc độ tăng dân tự nhiên của Hà Nội 1,3%/1năm giai đoạn 2006-2010 và 1%/1 năm giai đoạn 2010-2015. Dân số nhập cư vào Hà Nội ngày càng tăng. Đến năm 2010 dân số Hà Nội có thể lên tới 6.350.000 người, 2015 là 6.510.000 người.

Tốc công nghiệp hoá và đô thị hoá ở Hà Nội trong thời gian tới diễn ra khá nhanh, tỷ lệ dân số đô thị tăng lên trong tổng dân số tăng lên. Dự báo tỷ lệ dân số khu vực nông thôn trong tổng dân số Hà Nội 2010 chiếm 52%, năm 2015 là 47%. Trong dân số nông thôn tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tăng lên, hiện nay có khoảng trên 70% dân số nông thôn sống dựa vào nông nghiệp. Đến năm 2010, 2015 tỷ lệ này sẽ giảm đi còn 65% và 50%.

lên, nhưng tốc độ tăng chậm. Trong những năm tới lao động nông nghiệp nông thôn vẫn xu thế tăng chậm hơn nhưng tỷ lệ lao động nông thôn trong tổng số lao động cả Hà Nội sẽ giảm đi. Tỷ lệ lao động nông thôn trong tổng lao động năm 2010 là:50%, năm 2015 là 45%.

Nhìn chung xu hướng phát triển xã hội thì tỷ lệ dân số, lao động trong tổng dân số Hà Nội giảm đi. Nhưng trong khoảng thời gian ngắn từ năm 2009 đến năm 2015 thì tỷ lệ này không thể giảm nhanh được, chỉ có thể giảm từ từ, vì phần lớn lao động nông thôn trong độ tuổi 35-60 tuổi chưa được trang bị kiến thức đầy đủ. Trong thời gian ngắn không thể đào tạo hết được vì nguồn lực vật chất và con người có hạn.

1.2. Mục tiêu giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ngoại thành Hà Nội.

Lao động nông thôn chủ yếu sống dựa vào nông nghiệp, diện tích đất canh tác ít đi, năng suất lao động tăng lên, nguồn thu nhập từ các hoạt động khác không ổn định. Lao động dư thừa và tỷ lệ thiếu việc làm của lao động nông thôn vẫn còn cao. Trước mắt tập trung giải quyết cho những lao động mất đất chưa có việc làm, lao động thiếu việc làm. Tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động nhưng đồng thời cũng giảm tỷ lệ thiếu việc làm ở khu vực nông thôn bằng cách đa dạng hóa các hoạt động sản xuất, phát triển ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề…

Hàng năm ở khu vực nông thôn Hà Nội có khoảng 63510 người bước vào độ tuổi lao động, cùng với số lao động mất việc do mất đất, do khủng hoảng kinh tế, lao động thiếu việc làm hiện tại, ước tính giai đoạn 2010-2015 có khoảng hơn 400000 người có nhu cầu tìm kiếm việc làm.

Mục tiêu trong giai đoạn 2010-2015 giải quyết việc làm cho 300.000 đến 350.000 lao động, mỗi năm đưa khoảng 1000 lao động ra nước ngoài, tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động lên 83% năm 2010, năm 2015là 90%.

Nâng tỷ lệ lao động được đào tạo từ 25% năm 2010 lên 45% năm 2015 và 55% vào năm 2020. Tuy nhiên, phải làm sao để người nông dân nhận thức được tầm quan trọng của việc học nghề, giúp họ kịp thời bắt nhịp vào công cuộc CNH, HÐH đất nước. Bởi, công tác đào tạo nghề mới chỉ thu hút được số ít lao động trẻ ở nông thôn tham gia và tỷ lệ này còn thấp hơn ở nhóm lao động đã có tuổi (trên 35 tuổi).

Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, các chính sách ưu đãi với lao động ở nông thôn, tạo điều kiện để người dân nông thôn có thể tiếp cận dễ dàng các nguồn lực. Nâng cao tỷ lệ lao động phi nông nghiệp lên 45% vao năm 2010, 55% 2015.

Chuyển đổi cơ cấu lao động, giảm tỷ trọng nông lâm ngư nghiệp trong cơ cấu ngành kinh tế, phấn đấu 2015 Hà Nội trở thành thành phố công nghiệp.

Thu nhập bình quân của lao động nông thôn là 1 triệu đồng năm 2010, và 1,5 triệu đồng 2015.

1.3. Quan điểm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ngoại thành Hà Nội.

Một phần của tài liệu Giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ngoại thành Hà Nội (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w