2. Các nhân tố ảnh hưởng tới sử dụng lao động 1 Các nhân tố bên trong công ty.
2.1.1 Định mức lao động
Định mức lao động là lượng lao động hao phí cần thiết để tạo ra một đơn vị sản phẩm. Là lượng lao động tối đa cho phép trong điều kiện kỹ thuật giới hạn của công ty. Khi xây dựng định mức chúng ta cần xác định chính xác mức hao phí. Làm cơ sở để hoạch định công suất, tổ chức lao động, phân công lao động trong sản xuất. Đối với người lao động định mức lao động tốt hợp lý tạo động lực cho người lao động phấn đấu làm việc. Mặt khác định mức lao động quá cao hoặc quá thấp không giúp người lao động cố gắng làm việc mà còn tạo cảm giác chán nản không có lỗ lực phấn đấu. Định mức lao động giúp tiết kiệm thời gian hao phí nâng cao hiệu quả làm việc. Khi xây dựng định mức chúng ta cần phải xác định hai phần chính là lượng thời gian hao phí hữu ích và hao phí tổn thất do các yếu tố khác.
Đối với công ty CP Vật Tư và Xây Dựng Hà Nội khi xây dựng định mức có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng làm thời gian hao phí vô ích như do công nghệ, máy móc thiết bị, điều kiện thi công, tổ chức lao động…. Mặt khác cần xác định những yếu tố lãng phí do chủ quan và khách quan điều này giúp công ty có thể cải thiện bộ máy sản xuất, cơ cấu tổ chức lao động từ đó từng bước nâng cao năng suất lao động. Nghiên cứu định mức lao động đem lại rất nhiều ý nghĩa đối với công ty. Giúp công ty đánh giá được trình độ máy móc thiết bị, trình độ công nghệ. Khả năng tổ chức phân công lao động. Giúp hạch toán
kinh tế.
Cơ cấu định mức lao động trong công ty
Tdm = Tck + Tc + Tp + Tpvtc + Tpvkt +Tn
Trong đó Tdm : Thời gian định mức Tck : Thời gian chuẩn kết Tc : Thời gian gia công chính Tp : Thời gian gia công phụ
Tpvtc : Thời gian thục vụ có tính chất tổ chức Tpvkt : Thời gian thục vụ có tính chất kỹ thuật Tn : Thời gian nghỉ vì nhu cầu con người