0
Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Kiến nghị đối với Nhà nớc

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHÀM ĐẨU MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XK Ở CTY TM HỮU NGHỊ 2 (Trang 68 -71 )

II. Một số giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện hoạt động kinh

7. Kiến nghị đối với Nhà nớc

Để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, nhà nớc cần phải tạo dựng môi trờng kinh doanh ổn định. Quyết định 19 /2001/QĐ-TTg ngày 3/2/2001 của Thủ tớng chính phủ về việc bãi bỏ 84 loại giấy phép đã mở ra đợc khá nhiều thị trờng cho các doanh nghiệp hoạt động. Nhà nớc cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tận dụng và sử dụng tốt nguồn lực của đất nớc nh lao động có tri thức, các kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ, vốn hỗ trợ đầu t từ ngân sách nhà nớc, vay hỗ trợ phát triển ODA. Nhà nớc nên thiết lập nhiều kênh đối thoại trực tiếp và cung cấp thông tin công khai cho các doanh nghiệp thông qua các hiệp hội, các tổ chức hỗ trợ. Một số kênh thông tin thơng mại tại phòng thơng mại và công nghiệp Việt Nam, Bộ thơng mại đã đợc tổ chức, nhng vẫn cần đợc tăng cờng hơn nữa để hỗ trợ cho doanh nghiệp tìm thị trờng, bạn hàng, kiểm tra giá cả. Thông tin rộng rãi và công khai các hoạch định chiến lợc, chính sách phát triển của nhà nớc. Nhà nớc cần xây dựng thủ tục đơn giản và rõ ràng để các doanh nghiệp đợc thuận lợi trong kinh doanh. Hiện nay việc thực hiện luật thuế giá trị gia tăng còn đang gây nhiều trở ngại cho doanh nghiệp, nhất là đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Các văn bản h- ớng dẫn thực hiện đã trở nên quá tải làm cho luật thuế trở nên không đồng bộ, khó theo dõi và cản trở chấp hành. Theo thống kê sơ bộ hiện có khoảng 200 văn bản các loại. Việc hoàn thuế giá trị gia tăng có nhiều bất cập, đang trở thành một vấn đề bức xúc trong khi mỗi ngành có hàng chục vạn hoá đơn giá trị gia tăng với tổng trị giá lên tới hàng chục tỷ đồng cần trình lên ngành thuế xin khấu trừ.

Kết luận

Đất nớc ta đang trong thời kỳ chuyển đổi cơ cấu kinh tế, bớc vào quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nớc. Sau hơn mời năm đổi mới, cục diện nền kinh tế đã có nhiều tiến bộ tích cực, đời sống nhân dân đợc nâng cao. Hoạt động thơng mại quốc tế đã góp phần vào việc phát huy nội lực, tận dụng các nguồn lực từ bên ngoài, thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng cũng nh quá trình ổn định và phát triển kinh tế xã hội. Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung và hoạt động kinh doanh hàng nhập khẩu nói riêng đang ngày càng đợc quan tâm vì có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Công ty Thực phẩm miền Bắc đợc thành lập trên cơ sở sát nhập các Công ty con với khoản nợ trên mời tỷ đồng. Trong những năm qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh nhập khẩu song Công ty vẫn cố gắng khắc phục khó khăn, vợt qua các trở ngại để góp phần xây dựng nền kinh tế đất nớc. Từ khi thành lập đến nay, Công ty Thực phẩm miền Bắc có nhiều đóng góp quan trọng vào tổng thu ngân sách. Đặc biệt trong ba năm gần đây tình hình kinh doanh có nhiều biến chuyển tốt. Năm 1999, tổng doanh thu của Công ty là 670,8 tỉ đồng. Năm 2001 doanh thu tăng lên 938,32 tỉ đồng. Lợi nhuận của Công ty tăng từ 648 triệu đồng năm 1999 lên 2147 triệu đồng năm 2001. Mức lơng bình quân đầu ngời của Công ty cũng đợc cải thiện, năm vừa qua (2001), là 873 nghìn đồng.

Đạt đợc những kết quả đáng khích lệ này phải kể đến đóng góp quan trọng của hoạt động kinh doanh hàng nhập khẩu. Hoạt động này đã góp phần tạo thu nhập ổn định cho ngời lao động trong Công ty. Mặc dù vậy, hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty vẫn còn nhiều hạn chế. Doanh thu từ nhập khẩu và tỉ suất lợi nhuận theo doanh thu còn thấp. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu còn nghèo nàn, các mặt hàng nhập khẩu cha có sức cạnh tranh cao. Công tác tổ chức tiêu thụ kinh doanh hàng nhập khẩu cũng còn một số bất cập.

Với mong muốn đóng góp một phần vào sự thành công của Công ty, Luận văn trình bày kết quả của việc nghiên cứu thực trạng hoạt động nhập khẩu của công ty trong ba năm 1999 - 2001. Trên cơ sở đó luận văn đa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu.

Công ty cần nghiên cứu thay đổi cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu hiện tại bằng các mặt hàng có hiệu quả kinh doanh cao hơn. Công ty nên chú ý khâu tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy các hoạt động xúc tiến bán hàng. Đồng thời Công ty cần chú trọng trong việc tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực để tạo ra đội ngũ cán bộ tinh thông nghiệp vụ xuất nhập khẩu. Nghiên cứu nắm bắt để đáp ứng tốt nhất đúng nhu cầu thị trờng cũng là một trong những bí quyết giúp doanh nghiệp thành công trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng.

Mong muốn của em khi làm bản luận văn tốt nghiệp này là đợc củng cố kiến thức, nhận thức của bản thân trong lĩnh vực chuyên môn sau khi ra trờng, và góp phần nhỏ bé vào sự phát triển của Công ty Thực phẩm miền Bắc, nơi em đã thực tập chuẩn bị cho tốt nghiệp. Tuy nhiên với kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế, thời gian thực tập không nhiều nên không thể tránh khỏi những sai sót. Em mong muốn nhận đợc sự đánh giá quan tâm, sự chỉ bảo góp ý tận tình của các Thầy cô giáo trong Khoa Thơng mại cùng các bạn sinh viên để bài viết của em đợc hoàn thiện và đầy đủ hơn.

Tài liệu tham khảo

1. Giáo trình Quản trị kinh doanh thơng mại quốc tế. PGS. TS. Trần Chí Thành. Trờng ĐH Kinh tế Quốc dân, NXB Giáo dục 1997.

2. Giáo trình Thơng mại quốc tế. PGS. TS. Nguyễn Duy Bột. Trờng ĐH Kinh tế Quốc dân, NXB Thống kê 1998.

3. Giáo trình Tổ chức và nghiệp vụ kinh doanh thơng mại quốc tế. PGS. TS. Trần Chí Thành. Trờng ĐH Kinh tế Quốc dân, NXB Thống kê 1997.

4. Giáo Trình Kinh tế thơng mại. PGS. TS. Đặng Đình Đào. NXB Thống kê 1999.

5. Báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo kế toán hàng năm, báo cáo nhập khẩu của Công ty thực phẩm miền Bắc ba năm 1999-2001.

6. Tình hình kinh tế thị trờng thế giới - Dự báo thời gian tới. Trung tâm th- ơng mại Việt Nam 1994.

7. Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thơng. Vũ Hữu Tửu. Trờng ĐH Ngoại thơng 1992.

8. Một số vấn đề cơ bản về nghiệp vụ ngoại thơng. Bùi Xuân Lu, Vũ Hữu Tửu. Trờng ĐH Ngoại thơng 1992.

9. Từ điển chính sách thơng mại quốc tế, Walter Goode, NXB Thống kê 1998.

10. Pháp luật thơng mại quốc tế và Việt Nam. Lê Quang Liêm. NXB Thống kê 1999.

11.Những qui định pháp luật của Việt Nam và công ớc quốc tế về giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu. NXB Thành phố Hồ Chí Minh 1994.

12. Hớng dẫn sử dụng th tín dụng trong ngoại thơng, Trờng ĐH Ngoại thơng 1989.

13.Thời báo Kinh tế Việt Nam, Hội kinh tế Việt Nam, một vài số báo 1999-2002.

14.Thời báo Kinh tế Sài Gòn, một vài số báo 1999-2002. 15.Sài Gòn tiếp thị, một vài số báo 1999-2002.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHÀM ĐẨU MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XK Ở CTY TM HỮU NGHỊ 2 (Trang 68 -71 )

×