Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Giấy Việt Nam

Một phần của tài liệu Cơ chế điều hòa vốn ở Tổng Cty giấy VN - Thực trạng & Giải pháp (Trang 36 - 38)

I. Khái quát về Tổng công ty Giấy Việt Nam

1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Giấy Việt Nam

việt nam

I. Khái quát về Tổng công ty Giấy Việt Nam

1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Giấy Việt Nam Nam

Tổng công ty Giấy Việt Nam là DNNN thuộc Bộ Công nghiệp và chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ Công nghiệp, cơ quan trực thuộc Chính phủ, UBND tỉnh và thành phố trực thuộc trung ơng. Tổng công ty Giấy là doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập, có đầy đủ t cách pháp nhân, có tài khoản tại ngân hàng và có con dấu để giao dịch theo quy định của nhà nớc.

Tiền thân của Tổng công ty Giấy Việt Nam là Liên hiệp các xí nghiệp Giấy Gỗ Diêm. Năm 1976 , công ty Giấy Gỗ Diêm phía Bắc và công ty Giấy Gỗ Diêm phía Nam đợc thành lập. Hai công ty thực hiện chức năng quản lý sản xuất đối với các xí nghiệp quốc doanh Giấy Gỗ Diêm. Công ty vừa là cơ quan quản lý cấp trên, vừa là cấp kế hoạch, vừa là cơ quan cấp điều hành sản xuất - kinh doanh của các đơn vị trực thuộc. Kế hoạch sản xuất - kinh doanh của đơn vị trong công ty hoàn toàn do công ty phân giao và quyết định. Công ty cân đối đầu vào, giao chỉ tiêu vật t, chỉ định địa chỉ và kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, kiểm tra, đánh giá, công nhận mức hoàn thành kế hoạch sản xuất - kinh doanh và duyệt quyết toán tài chính năm đối với các xí nghiệp thành viên.

Năm 1978 - 1984 Liên hiệp xí nghiệp Giấy Gỗ Diêm toàn quốc (LHXNGGD) đợc thành lập trên cơ sở hợp nhất hai công ty Giấy Gỗ Diêm phía Bắc và phía Nam theo Nghị định 302/ CP ngày 01/12/1978 của hội đồng Chính phủ. Liên hiệp vừa là cơ quan cân đối, phân giao kế hoạch - sản xuất kinh doanh vừa là cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp cửa các đơn vị thành viên.

Năm 1984 - 1990: trong hoàn cảnh địa lý nớc ta, điều kiện thông tin trao đổi giữa các khu vực trong cả nớc còn gặp khó khăn, để thuận lợi trong quản lý và điều hành trong sản xuất, năm 1994 Liên hiệp Giấy Gỗ Diêm toàn quốc đợc tách ra thành hai liên hiệp khu vực: Liên hiệp Giấy Gỗ Diêm số 1 ( phía Bắc) và Liên hiệp Giấy Gỗ Diêm số 2 ( phía Nam ).

Mặc dù đến năm 1987 mới có Quyết định 217/HĐBT, nhng thực tế hai liên hiệp khu vực vẫn hoạt động nh LHXNGGD toàn quốc vì thời gian này vẫn còn cơ chế bao cấp. Các đơn vị thành viên vẫn phụ thuộc toàn diện vào hai liên hiệp. Nhìn chung mô hình tổ chức của công ty, liên hiệp lúc bấy giờ hoàn toàn phù hợp với nền kinh tế vận hành thời bao cấp. Điều đó thể hiện :

+ Công ty, liên hiệp là cấp trên trực tiếp của các xí nghiệp. + Công ty, liên hiệp là cấp kế hoạch.

+ Kinh phí hoạt động của công ty, liên hiệp do các xí nghiệp thành viên đóng góp.

Năm 1990-1993, sự ra đời của Quyết định 217/ HĐBT đã xoá bỏ cơ chế quản lý bao cấp, tháo gỡ khó khăn cho các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh. Sự đổi mới cơ chế quản lý tạo cho các xí nghiệp thành viên có quyền tự chủ về tài chính và sản xuất kinh doanh. Vai trò tác dụng của liên hiệp từ đó bị lu mờ dần. Để phù hợp với cơ chế quản lý mới, ngày 13/8/1990 liên hiệp sản xuất - xuất nhập khẩu Giấy Gỗ Diêm toàn quốc (LHSX—XNKGGD) đợc thành lập theo Quyết định 368/CNg - TCLĐ của Bộ Công nghiệp nhẹ trên cơ sở hợp nhất hai Liên hiệp Giấy Gỗ Diêm số 1 và Liên hiệp Giấy Gỗ Diêm số 2. Liên hiệp sản xuất - xuất nhập khẩu Giấy Gỗ Diêm toàn quốc hoạt động theo điều lệ liên hiệp xí nghiệp quốc doanh ban hành tại nghị định 27/HĐBT ngày 22/3/1989. Đến năm 1995, ngành Giấy đề nghị nhà nớc cho tách riêng vì ngành Gỗ Diêm là một ngành kinh tế - kỹ thuật khác không gắn liền với ngành Giấy. Mặc dù ngành Giấy và ngành Gỗ Diêm cùng sử dụng nguyên liệu là gỗ nhng gỗ trong ngành Giấy khác hoàn toàn so với gỗ trong ngành Gỗ Diêm. Do vậy dẫn đến việc quản lý chuyên ngành khác nhau, tính chất sản xuất khác nhau, doanh thu khác nhau cho nên ngành Giấy cần tách riêng ra với mục đích đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nớc và đủ sức cạnh tranh trên thị trờng quốc tế, tăng cờng sức mạnh của ngành kinh tế - kỹ thuật, góp phần thực hiện chủ trơng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nớc. Vì vậy dẫn đến sự ra đời của Tổng công ty Giấy Việt Nam. Tổng công ty Giấy Việt Nam đợc thành lập theo Quyết định số 256/TTg ra ngày 29/4/1995 của Thủ tớng Chính phủ và Nghị định số 52/CP ra ngày 02/08/1995 của Chính phủ ban hành điều lệ về tổ chức hoạt động của Tổng công ty Giấy Việt Nam. Tổng công ty Giấy Việt Nam là DNNN có quy mô lớn nhất toàn ngành Giấy, bao gồm các thành viên là doanh nghiệp hạch toán độc lập, đơn vị hạch toán phụ thuộc vào các đơn vị sự nghiệp có liên quan gắn bó

với nhau về lợi ích kinh tế, tài chính, công nghệ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu, tiếp thị, hoạt động trong lĩnh vực công nghệ giấy và trồng rừng nguyên liệu giấy, nhằm tăng cờng tích tụ, tập trung, phân công chuyên môn hoá và hợp tác sản xuất thực hiện nhiệm vụ nhà nớc giao, nâng cao hiệu quả kinh doanh của các đơn vị thành viên và của toàn Tổng công ty, đáp ứng nhu cầu giấy của thị tr- ờng. Tổng công ty thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh giấy các loại đảm bảo cân đối nhu cầu thiết yếu về giấy do nhà nớc giao, chăm lo phát triển vùng nguyên liệu giấy, cung ứng vật t, nguyên liệu, phụ tùng, thiết bị cho ngành giấy, thực hiện xuất nhập khẩu giấy và các loại hàng hoá khác có liên quan đến

Một phần của tài liệu Cơ chế điều hòa vốn ở Tổng Cty giấy VN - Thực trạng & Giải pháp (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w