CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ NHẰM THỰC HIỆN MỤC TIÊU XĐGN Ở HUYỆN
3.3.6.2. Giải pháp về phía địa phương
Để phát huy quyền làm chủ của người dân trong công tác XĐGN, ý kiến của người dân và đại diện của dân phải được tôn trọng. Các tổ chức đoàn thể, trưởng bản phải khẳng định được tiếng nói của mình. Các ý kiến đóng góp từ phía người dân phải được các cấp chính quyền quan tâm lắng nghe và nghiên cứu. Phải quán triệt
quan điểm lấy dân làm gốc, trong các hoạt động xóa đói giảm nghèo cần phải lấy ý kiến từ nhân dân và tạo điều kiện cho người dân được tham gia phát biểu ý kiến, tâm tư nguyện vọng của mình một cách trực tiếp hoặc thông qua đại diện của họ là các tổ chức đoàn thể hoặc trưởng thôn. Khi người dân tham gia, những ý kiến của họ được cán bộ, lãnh đạo quan tâm, chú ý thì họ sẽ thấy rằng ý kiến đóng góp của mình là quan trọng và họ sẽ tích cực tham gia nhiều hơn.
Đối với những vấn đề dân được bàn bạc và quyết định thì cần phải họp cộng đồng công khai và lấy ý kiến trực tiếp từ dân. Lãnh đạo cơ sở chỉ có chức năng tổng hợp mọi ý kiến của người dân và xây dựng thành bản kế hoạch dựa trên những quyết định có tính chất ưu tiên và được nhiều người lựa chọn nhất. Mọi quyết định lấy ý kiến của người dân phải được áp dụng theo nguyên tắc biểu quyết theo đa số tuyệt đối.
Đối với những công trình đầu tư tại xã đòi hỏi phải có sự tham gia của cộng đồng từ khi lập kế hoạch cho tới khi phân bổ trách nhiệm quản lý, duy tu bảo dưỡng công trình. Đối với những công trình đầu tư tại thôn/ bản cần phải thu hút được người dân tham gia cùng làm, cùng đóng góp ngày công. Như vậy sẽ đảm bảo hiệu quả và tiết kiệm được nguồn lực do có sự dóng góp và quản lý chặt chẽ của người dân.
Cần nâng cao trình độ và nhận thức cho cán bộ các cấp: Bồi dưỡng, nâng cao năng lực quản lý kinh tế xã hội của cán bộ cơ sở, hỗ trợ các dịch vụ cải thiện đời sống nhân dân và trợ giúp pháp lý để phổ biến kiến thức pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Hiện nay, đa số cán bộ cơ sở tại địa phương được lựa chọn từ những người có kinh nghiệm trong cộng đồng dân cư. Năng lực của họ còn hạn chế, chưa phát huy được vai trò lãnh đạo, hướng dẫn, hỗ trợ cộng đồng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, nâng cao nhận thức. Nhưng bù lại, họ là những người trực tiếp lao động sản xuất bên cạnh người dân. Do đó, cần phải đưa ra những nội dung thiết thực nhất để nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ cơ sở. Hiện tại, vẫn tập trung vào các lĩnh vực như tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý, chăn nuôi, thú y và trồng trọt… Những nội dung này phải được hướng dẫn cụ thể cho cán bộ chuyên trách cấp xã, thôn, buôn; cán bộ cấp trên tăng cường về giúp xã; các thành viên ban giám sát chương trình 135.
Tăng cường hoạt động tuyên truyền và nâng cao dân trí cần làm cho người dân thấy được rõ vai trò của họ và sự tham gia của người dân không chỉ mang lại lợi ích cho chính bản thân họ mà còn góp phần tăng cường sự đoàn kết cộng đồng. Từ đó
tất cả mọi người nghèo, mọi hộ gia đình tham gia vào các hoạt động xóa đói giảm nghèo ở địa phương. Để làm được việc này cần có cán bộ chuyên trách bám sát các hộ nghèo, quan tam gần gũi chia sẻ vói họ những trở ngại tâm lý người nghèo, giúp họ vượt qua sự mặc cảm. tự ti...
Một nội dung quan trọng khác là đào tạo nghề cho thanh niên từ 16 tuổi trở lên. Mở các lớp đào tạo nghề tại các huyện cho thanh niên thuộc các xã, bản đặc biệt khó khăn. Chương trình đầu tư, xây dựng được thực hiện ở địa phương nào thì ưu tiên cho lao động nhàn rỗi ở khu vực đó tham gia. Trong quá trình tham gia, lực lượng lao động này sẽ được hướng dẫn kỹ thuật, đào tạo nghề căn bản để có thể lao động trong lĩnh vực này sau đó sẽ tạo được việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số. Hiện nay, lao động trong lĩnh vực xây dựng ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số gần như “trắng”. Tất cả mọi nhu cầu về xây dựng, từ xây chuồng heo, nhà vệ sinh đến nhà ở hoặc các công trình khác đều phải thuê thợ từ đồng bằng.