Nguyên nhân của những tồn tạ

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo tại huyện Mộc Châu - Tỉnh Sơn La.DOC (Trang 66 - 69)

CHƯƠNG II: MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN MỘC CHÂU

2.6.2.2.Nguyên nhân của những tồn tạ

a. Nguyên nhân khách quan:

- Là huyện miền núi đặc biệt khó khăn với điểm xuất phát thấp, trình độ sản xuất còn lạc hậu, năng xuất chất lượng chưa cao, sức cạnh tranh sản phẩm còn yếu, kết cấu hạ tầng không đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển; sản xuất nông lâm nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao lại phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai gây ra.

- Những diễn biến phức tạp của giá cả thị trường trong nước, dịch cúm H1N1 ở người, dịch bệnh lở mồm long móng, tụ huyết trùng ở gia súc,… đã xảy ra trong những năm qua; bên cạnh đó là mặt trái của cơ chế thị trường, khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tình hình thiên tai, dịch bệnh, giá cả hàng hoá nhất là giá xăng, dầu, vật liệu xây dựng và một số mặt hàng thiết yếu tăng cao đã ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của nhân dân và việc thực nhiệm nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội hàng năm của huyện.

- Các cơ chế, chính sách về quản lý Nhà nước trong đầu tư xây dựng thường xuyên thay đổi. Nguồn thu ngân sách huyện còn hạn hẹp trong khi nhu cầu đầu tư lớn, giá cả thị trường biến động liên tục.

- Các thành phần kinh tế của huyện và các cơ sở sản xuất kinh doanh tuy có bước phát triển nhưng chưa mạnh, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về việc làm.

- Nguồn lực xã hội để thực hiện chương trình xoá đói, giảm nghèo và giải quyết việc làm còn hạn chế.

- Nguồn lực tại địa phương còn hạn hẹp, vừa phải đầu tư lớn cho sự phát triển chung của địa phương, vừa phải đầu tư xóa đói giảm nghèo, trong khi việc khai thác các nguồn lực chưa được nhiều, chưa hiệu quả…

- Lao động dư thừa nhiều, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn rất thấp. Vì vậy, khả năng tạo việc làm, tìm kiếm việc làm và nâng cao năng suất xã hội còn rất hạn chế, trong khi đó dân số và nguồn lao động tiếp tục tăng nhanh, số lượng lao động chưa có và thiếu việc làm cũng tăng.

- Kết cấu hạ tầng kỹ thuật – xã hội còn yếu kém, đặc biệt là hệ thống hạ tầng giao thông, vì thế hết sức khó khăn cho sự phát triển kinh tế, và nâng cao đời sống người dân, xóa đói giảm nghèo…

b. Nguyên nhân chủ quan:

- Việc cụ thể hoá các cơ chế chính sách của Nhà nước đối với địa phương đôi khi chưa kịp thời; trách nhiệm của các cấp các ngành trong việc hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện còn hạn chế nên hiệu quả thực hiện chưa cao.

- Nhận thức về kinh tế thị trường, về chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một số cấp uỷ, chính quyền cơ sở còn hạn chế, lúng túng, chưa đề ra được các giải pháp tích cực, phù hợp với điều kiện địa phương.

- Các tiến bộ khoa học, công nghệ chậm được ứng dụng vào công tác quản lý điều hành và sản xuất của các cấp, các ngành, các đơn vị sản xuất; việc mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm chủ lực của huyện chưa được quan tâm đúng mức.

- Một số cơ sở, đơn vị còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại, chưa năng động, sáng tạo; cải cách hành chính chậm và thiếu kiên quyết; một bộ phận cán bộ, đảng viên, thiếu quyết tâm trong tổ chức thực hiện, năng lực, trình độ còn hạn chế, chưa ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ mới.

- Việc rà soát, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện chưa kịp thời; quy hoạch xây dựng còn thiếu. Vì vậy chất lượng, hiệu quả đầu tư một số chương trình dự án chưa cao.

- Công tác giám sát đánh giá đầu tư, thanh tra đầu tư đã được quan tâm, song chưa đưa ra được các biện pháp khắc phục những hạn chế ở một số chương trình, dự án kém hiệu quả. Đánh giá tổng thể đầu tư cũng như của từng chương trình dự án chưa được quan tâm thực hiện, đặc biệt đánh giá hiệu quả sau đầu tư.

- Công tác chỉ đạo điều hành của nhiều xã đối với thực hiện nhiệm vụ của chương trình xoá đói giảm nghèo chưa được thường xuyên, còn chưa quan tâm

nghiên cứu chính sách của Nhà nước để thực hiện cho đúng, lúng túng trong triển khai.

- Việc triển khai thực hiện các chương trình chủ yếu tại các xã, bản đặc biệt khó khăn, giao thông đi lại khó khăn, năng lực trình độ quản lý của cán bộ cơ sở còn nhiều bất cập.

- Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, các đơn vị trong công tác quản lý đầu tư xây dựng còn hạn chế; chất lượng lập, thẩm định quy hoạch, kế hoạch, thẩm định dự án đầu tư, thiết kế xây dựng công trình, quản lý chất lượng công trình còn có một số mặt hạn chế.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo tại huyện Mộc Châu - Tỉnh Sơn La.DOC (Trang 66 - 69)