Ngành nông, lâm, ngư nghiệp

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo tại huyện Mộc Châu - Tỉnh Sơn La.DOC (Trang 37 - 41)

CHƯƠNG II: MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN MỘC CHÂU

2.2.3.1. Ngành nông, lâm, ngư nghiệp

a. Nông nghiệp

Thực hiện định hướng quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp đến năm 2020. Trong những năm qua sản xuất nông nghiệp huyện Mộc Châu đã có những bước phát triển: Thực hiện có hiệu quả việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá, nổi bật là sự đột phá chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xác định giống cây trồng, con nuôi có năng xuất cao chất lượng, hiệu quả, từng bước hình thành vùng sản xuất tập trung trọng điểm. Tỷ trọng cây lương thực giảm dần trong khi tỷ trọng giá trị sản lượng cây công nghiệp, cây ăn quả tăng lên, đưa nhanh các tiến bộ kỹ thuật công nghệ gắn với các chính sách đầu tư, chính sách khuyến nông, coi trọng vai trò của kinh tế hộ, mở rộng phong trào tách hộ, dãn bản theo quy hoạch, ổn định sắp xếp lại dân cư ở những nơi cần thiết, phát triển mạnh kinh tế trang trại...

Các thành phần kinh tế và các tổ chức sản xuất trong nông nghiệp và nông thôn phát triển đúng hướng, ngày càng đa dạng, nhiều trang trại nông lâm kết hợp, nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao góp phần bảo vệ ổn định môi trường sinh thái.

Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng đều qua các năm: năm 2003 là 342.887,17 triệu đồng tăng lên 422,5 tỷ đồng năm 2008 và 454,07 tỷ năm 2009.

Về cơ cấu:

* Trồng trọt vẫn là ngành sản xuất chủ yếu và chiếm tỷ trọng cao: 76,74% năm 2003 và 60,21% năm 2009 trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Tuy vậy, sản xuất nông nghiệp hiện vẫn đang còn trong tình trạng sản xuất nhỏ, phân tán, tỷ trọng nông sản hàng hoá chưa cao, số hộ nông dân đi vào sản xuất hàng hoá quy mô lớn còn ít.

- Cây lương thực:

Tổng sản lượng lương thực có hạt tăng khá cao và ổn định, năm 2003 đạt 49.268 tấn, tăng lên 68.274 tấn năm 2009. Bình quân lương thực có hạt đầu người/năm là 357,9 kg năm 2003 và 371,5 kg năm 2009.

Đến năm 2000, Mộc Châu đã cơ bản đảm bảo đủ lương thực theo quan điểm giải quyết lương thực bằng sản xuất hàng hoá trên cơ sở tập trung thâm canh tăng

diện tích gieo trồng cây lúa nước năm 2009 tăng 1.616 ha so với năm 2001, trong đó diện tích lúa chiêm xuân gieo cấy đạt: 777,6 ha, lúa mùa: 2.364 ha. Diện tích cấy giống mới đạt trên 90%.

+ Diện tích lúa nương năm 2009 là 2.276,9 ha, tăng so với năm 2003 là 957,9 ha (1.319 ha); năng suất bình quân đạt 10,2 tạ/ha, sản lượng đạt: 1.380 tấn.

+ Đối với cây trồng cạn: Đã hình thành các vùng sản xuất cây hàng hoá tập trung (cây ngô, cây đậu tương) theo hướng thâm canh đưa giống mới vào sản xuất chiếm từ 80 - 90 % diện tích gieo trồng, từng bước giảm dần diện tích cây ngắn ngày trên nương đất dốc.

Diện tích cây ngô năm 2009 là 24.605 ha, tăng so với năm 2003 là 12.918,7 ha (11.686 ha), trong đó: Ngô hè thu năm 2009 gieo trồng được 12.265,3 ha, tăng so với năm 2003 là 10.189,5 ha ( 2.075,8 ha). Cây sắn: 1.909,1 ha, sản lượng đạt 17.420 tấn, tăng bình quân 1,94 %/năm, cây dong giềng năm 2009 có 1.481 ha tăng bình quân 11,7 %/năm.

Hiện nay, huyện đã và đang từng bước hình thành các vùng sản xuất cây lương thực hàng hoá tập trung gắn với công nghiệp chế biến.

- Cây công nghiệp và cây ăn quả:

+ Cây chè: Thực hiện quy hoạch về định hướng phát triển cây chè, cùng với sự đổi mới về cơ chế quản lý và bước đầu áp dụng trồng thử nghiệm một số giống chè đặc sản nhập từ Đài Loan, Nhật Bản. Từ năm 2000 đến nay cây chè đã trở thành cây chủ lực, sản phẩm chè Mộc Châu có nhiều ưu thế trên thị trường trong nước và xuất khẩu; năm 2009 diện tích chè toàn huyện có: 2.953,1 ha, tăng 746 ha so với năm 2000, sản lượng chè búp tươi đạt 11.890 tấn, tăng so với năm 2000: 2.795 tấn, tăng bình quân 34,99%/năm.

+ Cây dâu tằm: Đến năm 2009 diện tích dâu toàn huyện hiện có 495,8 ha tăng so với năm 2003 194,1 ha (301,7 ha), sản lượng kén tằm đạt: 70 tấn; tăng bình quân 0,64 %/năm.

+ Cây ăn quả: Tổng diện tích các loại cây ăn quả của huyện năm 2000 có: 3.165,2 ha, tăng bình quân 10 năm (1991 - 2000): 52,6%/năm, cơ cấu cây ăn quả của huyện chủ yếu là cây mận hậu, năm 2009 là 1.816,5 ha chiếm 53,75%, cây mơ: 193,9 ha chiếm 12,85% so với tổng diện tích cây ăn quả. Sản lượng quả tươi đạt: 13.994 tấn, so với chỉ tiêu quy hoạch diện tích cây ăn quả đạt tăng 33,72%.

Trong giai đoạn (2000- 2009) đàn gia súc gia cầm của huyện vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng và ổn định cả về quy mô cũng như cơ cấu đàn.

+ Đàn trâu từ 20.592 con năm 2003 tăng lên 28.423 con năm 2009.

+ Đàn bò từ 16.913 con năm 2000 tăng lên 17.403 năm 2003 và 36.709 con năm 2009, tốc độ tăng bình quân 6,77%/năm; Đàn bò lai sind năm 2000: 900 con, năm 2003: 2074 con tăng 1.174 con so với năm 2000, năm 2009 đạt 2.853 con.

+ Đàn lợn từ 60.850 con năm 2000, 51.639 con năm 2003 và 59.964 con năm 2009. Tốc độ tăng bình quân 3,76%/năm.

+ Đàn gia cầm luôn được duy trì ở mức 330 - 350 ngàn con/năm.

Sản lượng thịt đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong huyện và xuất ra ngoài huyện. Những năm gần đây ngành chăn nuôi của huyện đã từng bước chuyển dần theo hướng đẩy mạnh đầu tư theo chiều sâu, nâng cao chất lượng đàn gia súc, gia cầm và đa dạng hoá sản phẩm chăn nuôi, tăng quy mô hàng hoá trong cơ cấu phát triển. Sự chuyển biến tích cực trong chăn nuôi thể hiện rõ qua việc đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt là khâu giống; nhiều giống gia súc gia cầm được đưa vào các vùng trong huyện, bước đầu nâng cao chất lượng và sản lượng chăn nuôi như đàn bò sữa, bò lai Sind, bò thịt địa phương, đàn lợn hướng nạc, các giống gia cầm như gà tam hoàng, vịt siêu thịt, siêu trứng, ngan pháp… đang được nhân rộng.

+ Chăn nuôi bò sữa:

Với lợi thế về khí hậu, đất đồng cỏ huyện Mộc Châu xác định đây là lợi thế để phát triển đàn bò sữa, năm 1980 đàn bò sữa của huyện đã có 1.855 con, tuy nhiên do gặp khó khăn trong chế biến và tiêu thụ sản phẩm cũng như trong quản lý nên đàn bò sữa bị suy giảm, đến năm 1991 còn 1.326 con. Trong những năm gần đây cùng với việc đổi mới quản lý chuyển đàn bò cho hộ gia đình chăn nuôi và việc đầu tư dây chuyền chế biến hiện đại của Pháp và New Zeland chuyền sản xuất sữa tươi thanh trùng công suất 6,5 tấn/ngày và các sản phẩm khác như sữa khô đặc, bơ tươi, kem đạt 500 tấn sản phẩm/năm nên đàn bò sữa đã được phát triển. Năm 2009 đàn bò sữa đã phát triển lên 5.237 con, sản lượng sữa đạt trên 11.000 tấn/năm. Cùng với việc gia tăng tổng đàn, chất lượng đàn bò cũng được nâng lên nhờ cải tạo giống với việc lai tạo bò mẹ giống Hà Lan (Hostein Frisian) với bò đực Zêcxây và AFF của Australia cho phép tạo ra giống mới có năng suất cao: 4.000 - 4.200kg/chu kỳ 305 ngày.

thành nguồn thu nhập quan trọng cho hàng trăm hộ gia đình, với giá thu mua sữa tươi như hiện nay mỗi con bò sữa sẽ mang lại thu nhập từ 10 -20 triệu đồng/con/năm. Tuy nhiên, việc chăn nuôi bò và sản xuất sữa hiện còn gặp một số hạn chế như đòi hỏi kỹ thuật và vốn đầu tư cao, thị trường tiêu thụ sữa của địa phương không lớn do đại đa số dân cư chưa có tập quán dùng sữa thường xuyên, thị trường chính là Hà Nội và các trung tâm đô thị lớn lại ở xa, chi phí vận chuyển sữa tươi đòi hỏi phương tiện chuyên dùng làm tăng giá thành. Đây là yếu tố hạn chế khả năng phát triển mạnh và rộng khắp đàn bò sữa trong huyện.

b. Thuỷ sản:

Toàn huyện đến năm 2009 có 95,5 ha diện tích mặt nước ao hồ, đã khai thác để nuôi thả cá, sản lượng đạt 164,7 tấn, tăng 12,65% so với năm 2000. Ngoài diện tích nuôi thả, huyện còn có diện tích mặt nước hồ thủy điện Sông Đà dọc theo 7 xã vùng lòng hồ Sông Đà có thể khai thác thuỷ sản theo phương thức đánh bắt và nuôi cá lồng. Sản lượng thủy sản khai thác tự nhiên trên sông suối năm 2008 đạt 96,3 tấn, tăng bình quân 2,85 %/năm.

Mộc Châu là một huyện miền núi nhưng có quy mô mặt nước lớn để phát triển thuỷ sản (cả nuôi trồng và đánh bắt), có nhiều ưu thế để đưa thuỷ sản trở thành một ngành quan trọng trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp nếu như có được những giải pháp đồng bộ về vốn và kỹ thuật như cung cấp thức ăn chế biến, sản xuất con giống, phòng trừ dịch bệnh, các phương tiện nuôi thả cá đánh bắt… thì có thể phát triển và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhân dân vùng lòng hồ Sông Đà trong thời kỳ 2011- 2015 và những năm tiếp theo.

c. Lâm nghiệp

Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển vốn rừng đã được đặt ra ngay từ những năm đầu 1990. Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành, huyện đã triển khai nhiều biện pháp nhằm thực hiện tốt luật bảo vệ và phát triển rừng với các dự án 219, 747 và 327, 661... Lâm nghiệp đã có chuyển biến rõ nét từ lâm nghiệp quốc doanh độc quyền quản lý kinh doanh rừng sang lâm nghiệp xã hội, đã giao đất khoán rừng đến hộ gia đình, các Lâm trường đã chuyển hoạt động từ khai thác lợi dụng rừng là chính sang khoanh nuôi, bảo vệ, xây dựng vốn rừng và dịch vụ 2 đầu cho các hộ gia đình. Hệ thống rừng trồng, vườn ươm bước đầu được xây dựng, củng cố.

Đã bảo vệ và phát triển được vốn rừng qua các chương trình dự án 327,7 47, chương trình trồng 5 triệu ha rừng và thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục. . .vì vậy, đã ngăn chặn có hiệu quả tình trạng phá rừng làm nương rẫy,

trong 10 năm qua (2000- 2009) đã trồng mới được 7.412,55 ha rừng, tốc độ tăng bình quân 12,26 %/năm. Khoanh nuôi tái sinh và bảo vệ rừng hiện được trên 200 ngàn ha, nâng độ che phủ của rừng từ 36,5% năm 2000 lên 38,3% năm 2003 và 47,5% năm 2009.

Về công tác quản lý khai thác lâm sản: Trong những năm gần đây do tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và thực hiện đóng cửa rừng nên khối lượng khai thác lâm sản đã giảm dần: So với bình quân thời kỳ (1991 - 2000) sản lượng gỗ khai thác giảm 2,71%/năm, tình trạng khai thác trái phép, phát nương làm rẫy và cháy rừng ngày càng được hạn chế.

Đặc điểm tài nguyên rừng tự nhiên của huyện Mộc Châu vẫn là rừng nghèo và rừng phục hồi, trữ lượng gỗ và tre nứa còn thấp so với khả năng phát triển. Diện tích đất trống đồi núi trọc có khả năng lâm nghiệp còn rất lớn điều đó cho thấy Mộc Châu vẫn còn có tiềm năng rất lớn về phát triển lâm nghiệp. Vì vậy, cần phải phát huy được thế mạnh đó và đầu tư có hiệu quả về phát triển nghề rừng trong những năm tới.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo tại huyện Mộc Châu - Tỉnh Sơn La.DOC (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w