Những khó khăn, tồn tạ

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo tại huyện Mộc Châu - Tỉnh Sơn La.DOC (Trang 33 - 34)

CHƯƠNG II: MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN MỘC CHÂU

2.1.3.2.Những khó khăn, tồn tạ

Bên cạnh những thuận lợi như vậy, huyện Mộc Châu cũng gặp không ít những khó khăn về mọi mặt. Cụ thể như:

Địa hình phức tạp, chia cắt mạnh, diện tích đất lâm nghiệp lớn nhưng diện tích rừng còn quá ít dẫn đến môi trường sinh thái diễn biến theo chiều hướng xấu đi (Gió nóng, lũ lụt, sương muối, gió lốc, mưa đá...) trước mắt không còn nhiều rừng để khai thác chế biến lâm sản.

Cơ sở hạ tầng thiếu thốn và không đồng bộ, đặc biệt là hệ thống đường giao thông nhiều tuyến chỉ đi được 4 tháng mùa khô đang là một yếu tố cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt ít và phân bố

không đều. Nước phục vụ sản xuất, cho đô thị và nước sinh hoạt cho nhân dân vùng cao còn gặp khó khăn. Mạng lưới điện quốc gia lan toả chưa đều trên địa bàn, vị trí cửa ngõ của huyện chưa được khai thác và phát huy, đó là những trở ngại đến sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong thời gian tới.

Là một huyện vùng núi cao có nhiều dân tộc thiểu số, trình độ dân trí không đồng đều, nguồn lao động dồi dào song chưa được khai thác. Một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số còn du canh du cư, địa bàn dân cư phân tán, phương thức canh tác lạc hậu, đời sống khó khăn, nền kinh tế của huyện chưa có tích luỹ, điểm xuất phát của nền kinh tế thấp. Hiện tại còn 6/29 xã nghèo đặc biệt khó khăn cần và đang được đầu tư bằng các chương trình: 135,134 của Chính phủ, Dự án giảm nghèo và các chương trình đầu tư khác của Tỉnh và Chính Phủ.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo tại huyện Mộc Châu - Tỉnh Sơn La.DOC (Trang 33 - 34)