CHƯƠNG II: MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN MỘC CHÂU
2.6. Thành tựu, hạn chế và nguyên nhân 1 Thành tựu
2.6.1. Thành tựu
Qua hơn 10 năm đổi mới, tổ chức điều hành và thực hiện kinh tế - xã hội của huyện cũng như các chương trình xoá đói giảm nghèo, huyện Mộc Châu đã có những bước chuyển biến tích cực rõ nét, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt ở mức cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều hướng tích cực, tỷ lệ hộ nghèo giảm qua các năm. Một số chủ trương lớn của Đảng, Chính phủ tiếp tục được thực hiện tạo ra những cơ hội thuận lợi và những khó khăn thách thức mới đối với chiến lược phát triển kinh tế xã hội, xoá đói giảm nghèo của huyện:
- Trên địa bàn huyện có các Doanh nghiệp nhà nước với đội ngũ cán bộ, công nhân lành nghề trên 7 nghìn người chiếm 11% trong tổng số lao động trong huyện, đã
được đào tạo ngành nghề rất cơ bản làm nòng cốt về khoa học kỹ thuật và quản lý trong sản xuất từ khâu sản xuất nguyên liệu đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Các doanh nghiệp là “bà đỡ” và là hạt nhân từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.
- Nhiều hộ nông dân ở các xã, thị trấn trong huyện đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong thực tế sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực của vùng như chè, bò sữa, bò thịt, nuôi tằm, cây ăn quả…
- Một số sản phẩm mũi nhọn của Mộc Châu đang tăng nhanh và dần đi vào thế ổn định như sản xuất chế biến chè, dâu tằm tơ đã tìm được thị trường tiêu thụ lâu dài. Đây là điểm khởi đầu tốt để thu hút vốn đầu tư, khoa học kỹ thuật so với các huyện trong tỉnh và các vùng khác. Đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến nông sản, cơ sở sản xuất vật liệu sản xuất, cơ khí sửa chữa và hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn. Hệ thống đường giao thông tương đối thuận tiện so với các nơi khác; mạng lưới điện cao thế kéo dọc qua Trung tâm huyện và đã được kéo đến trung tâm các xã và bản; hệ thống thông tin đã thông suốt từ huyện xuống tất cảc các xã, thị trấn.
- UBND huyện đã nhanh chóng triển khai Quyết định 07/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dân của các bộ ngành Trung ương. Tổ chức tuyên truyền phổ biến chính sách của Chính phủ đến nhân dân trên địa bàn thực hiện chương trình; hình thành cơ chế điều hành như thành lập Ban chỉ đạo, cơ quan thường trực chương trình 135; Ban giám sát và sự giám sát của cộng đồng ...
- Thực hiện khảo sát, tổ chức cho nhân dân bình xét từ bản, xã để lựa chọn theo thứ tự ưu tiên các hạng mục công trình đầu tư, lập kế hoạch đầu tư, ban hành các quyết định phân bổ vốn, tổ chức triển khai thực hiện ...
- Các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội hoàn thành đã tăng cường cơ sở hạ tầng cho các xã, bản, tạo điều kiện cho các xã phát triển kinh tế, cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân.
- Tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể, không còn tình trạng hộ đói kinh niên; Số hộ có nhà tạm trong năm đã được các chương trình hỗ trợ giải quyết.
- Tạo sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức của các dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn vươn lên trong các lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội.
- Thông qua các chương trình đầu tư và hỗ trợ của Nhà nước, những khó khăn bức xúc của đồng bào từng bước được giải quyết, nhân dân thật sự phấn khởi và tin tưởng vào sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền.
- Có sự quan tâm chỉ đạo điều hành của các cấp ủy đảng chính quyền từ huyện đến cơ sở xã, bản; thường xuyên nắm chắc tình hình đời sống mọi mặt của nhân dân, cập nhật các hộ dân có đời sống kinh tế còn khó khăn cần đến sự hỗ trợ của cộng đồng để thực hiện chính sách của chương trình.
- Khi triển khai các nguồn vốn đã có sự giám sát chặt chẽ của HĐND, Mặt trận, Đoàn thể, tăng cường kiểm tra giám sát đảm bảo các chính sách thực hiện đúng địa bàn, đúng đối tượng, phát huy hiệu quả.
- Thực hiện tốt chủ trương công khai dân chủ, với phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, các công việc được thống nhất từ cơ sở bản trở lên, tích cực vận động tuyên truyền trong nhân dân phát huy tinh thần đoàn kết tương trợ giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn.