Mục tiêu tăng trưởng kinh tế

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo tại huyện Mộc Châu - Tỉnh Sơn La.DOC (Trang 71 - 74)

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ NHẰM THỰC HIỆN MỤC TIÊU XĐGN Ở HUYỆN

3.2.2.1. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế

Tổng sản phẩm trong huyện (giá so sánh) năm 2015 dự kiến đạt 2.620,2 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ (2011-2015) dự kiến đạt 14,77%/năm. Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 khoảng 19,5 triệu đồng. Cơ cấu GDP đến năm 2015 dự kiến: Nông, lâm nghiệp 30,85%; công nghiệp xây dựng 34,68%; dịch vụ - du lịch 34,47%.

Cơ cấu nông nghiệp chuyển đổi mạnh theo hướng giảm dần tỷ lệ trồng trọt, tăng tỷ lệ chăn nuôi; áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất và thâm canh (giống có tiềm năng, năng suất cao, có giá trị kinh tế) để tạo ra khối lượng sản phẩm lớn và hàng hoá có chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu thị trường.

Phấn đấu giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp thời kỳ (2011-2015) tăng bình quân 11,46%/năm; giá trị thu nhập sản xuất nông nghiệp đạt khoảng 30 - 35 triệu đồng/1ha đất canh tác. Cụ thể như sau:

+ Cây lương thực: Đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất các cây trồng, phát triển quy mô, diện tích một cách phù hợp, giảm diện tích cây trồng trên nương (trong đó diện tích ngô giữ mức 22.000 ha), khai hoang phục hoá nâng diện tích ruông nước lên 2.500 ha vào năm 2015. Đến năm 2015 sản lượng lương thực có đạt 144 nghìn tấn, trong đó thóc đạt khoảng 20 nghìn tấn.

+ Cây chè: Diện tích 4.000 ha, năng xuất ước đạt khoảng 77,5 tạ/ha, sản lượng đạt khoảng 31-32 nghìn tấn. Chè sơ chế các loại đạt khoảng 6.500 tấn, tập trung chủ yếu ở thị trấn Nông trường, Phiêng Luông, Vân Hồ, Lóng Luông, Chiềng Khoa, Chiềng Sơn…

+ Cây dâu tằm: Giữ vững diện tích hiện có 150 ha, sản lượng kén đạt khoảng 100 tấn.

+ Cây cao su: Phấn đấu đến 2015 trồng được 4.000 cây cao su ở các xã Suối Bàng 400 ha, Chiềng Khoa 700 ha, Hua Păng 800 ha, Mường Men 600 ha, Xuân Nha 500 ha, Chiềng Xuân 600 ha, Tân Xuân 400 ha.

+ Cây ăn quả: Diện tích 3.467 ha chủ yếu là mận, nhã, đào, hồng…; chú trọng cải tạo vười tạp mở rộng diện tích cây ăn quả phù hợp với điều kiện của từng vùng.

+ Chăn nuôi: Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, tập trung phát triển theo hướng trang trại chăn nuôi tập trung gắn với các hộ gia đình, chú trọng lai tạo giống. Phấn đấu đến năm 2015 đàn trâu 35.300 con tăng bình quân 3,1%/năm; đàn bò 43.000 con tăng bình quân 2,5%/năm (trong đó đàn bò sữa 8.000 con); đàn lợn 50.000 con 2% năm.

+ Lâm nghiệp: Chăm sóc và bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, đẩy mạnh trồng rừng theo các chương trình dự án . Tiếp tục đẩy mạnh quy hoạch và phát triển vốn rừng, phấn đấu đến năm 2010 trồng mới được 4.700 ha, trong đó rừng kinh tế nguyên liệu giấy 4.000 ha với cơ cấu cây trồng hợp lý, đáp ứng nguyên liệu phục vụ cho phát triển công nghiệp như nguyên liệu giấy, sản phẩm từ tre, gỗ; bảo vệ và phát triển các

vùng rừng đa dạng, sinh học, các khu rừng có giá trị du lịch... nâng độ che phủ đạt 55%.

Tận dụng mặt nước hiện có vào nuôi trồng thuỷ sản bằng nhiều hình thức như: nuôi cá lồng ở những xã, bản có điều kiện và lòng hồ Sông Đà.

b. Ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp - xây dựng

Phát triển công nghiệp - TTCN gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn.

+ Duy trì tốc độ tăng trưởng cao đi đôi với nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất công nghiệp. Chú trọng đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, thiết bị. Phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp 5 năm (2011-2015) tăng bình quân 16,76%/năm.

+ Xây dựng và phát triển khu công nghiệp trong huyện gồm: Khu công nghiệp sạch, công nghiệp chế biến nông lâm sản, công nghiệp vật liệu xây dựng, cụm kinh tế kỹ thuật trung tâm cụm xã và các bản, làng nghề sản xuất hàng hoá.

+ Đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn; khuyến khích, tạo mọi điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển TTCN theo hộ gia đình với quy mô nhỏ, hướng vào sản xuất hàng tiêu dùng là chính như: chế biến lương thực, chế biến lâm sản, bảo quản nông sản sau thu hoạch; sản xuất gạch, ngói, công cụ cầm tay; cơ khí sửa chữa, rèn, mộc gia dụng...nhằm tạo việc làm cho người lao động và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn.

+ Xây dựng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt khu công nghiệp Mộc Châu. Chủ động xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư phát triển trên địa bàn.

+ Hình thành và phát triển mở rộng các làng nghề sản xuất các mặt hàng truyền thống như: Dệt thổ cẩm, mộc, đan lát …

Sản xuất vôi, gạch, cát, đá, sỏi phục vụ nhu cầu xây dựng tại chỗ. Năm 2015 đạt 20 triệu viên gạch, đá cát sỏi 12.000 - 15.000m3/năm.

c. Về phát triển các ngành dịch vụ - du lịch

Phát triển mạnh các loại hình dịch vụ, xây dựng trung tâm xúc tiến thương mại chất lượng cao tại trung tâm hành chính, đồng thời mở rộng hệ thống dịch vụ cho sản xuất, đời sống địa bàn nông thôn và các trung tâm cụm xã vừa tạo việc làm vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chủ động và tích cực thâm nhập thị trường nhằm hội nhập với nền kinh tế của cả nước.

+ Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP dịch vụ 5 năm (2011-2015) tăng bình quân 19,9%/năm (PA cơ bản) và 20,3%/năm (PA cao); tổng giá trị xuất khẩu đạt 8,5 triệu USD xây dựng hệ thống dịch vụ phục vụ cho sản xuất địa bàn TĐC, cho việc nâng cấp đô thị và chia tách huyện mới.

+ Phát triển kinh tế du lịch, hệ thống nhà hàng, khách sạn, các khu trung cư, các khu thương mại, các khu vui chơi giải trí...xây dựng Mộc Châu thành vùng kinh tế động lực phát triển toàn diện về nông - công nghiệp chế biến - dịch vụ - du lịch của tỉnh gắn chế biến nông sản hàng hoá thực sự có giá trị kinh tế cao như chè, bò thịt, bò sữa, hoa quả ôn đới, tơ tằm, rau hoa cao cấp; với thu nhập bình quân/người đạt 12 triệu năm 2011 và đạt 19,5 triệu vào năm 2015.

+ Khai thác có hiệu quả tiềm năng về du lịch sinh thái, văn hoá, tham quan khu di tích lịch sử, phát triển kinh tế du lịch...

+ Tiếp tục phát triển nhanh, hiện đại hoá dịch vụ bưu chính viễn thông, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống lãnh đạo, quản lý, điều hành của hệ thống chính trị trong các hoạt động kinh tế, dịch vụ ngân hàng, thương mại, y tế, giáo dục...

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo tại huyện Mộc Châu - Tỉnh Sơn La.DOC (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w