CHƯƠNG II: MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN MỘC CHÂU
2.1.2.3. Điều kiện cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản những năm gần đây tăng nhanh và tập trung chủ yếu cho các công trình trọng điểm phục vụ sản xuất nông nghiệp, phát triển giao thông, thuỷ lợi, hệ thống cấp thoát nước, các công trình văn hoá xã hội như trường học, trạm xá…
a. Mạng lưới giao thông, vận tải không ngừng phát triển với tổng chiều dài
1.926 km, trong những năm qua đã mở mới được 185 km đường giao thông nông thôn liên xã, liên bản. Nâng cấp và sửa chữa được trên 350 km đường đô thị và quốc lộ, góp phần phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, xoá đói giảm nghèo của huyện. Đến nay các xã đã cơ bản có đường ô tô đến trung tâm xã nhưng vẫn còn 11/29 xã đường giao thông chỉ đi được mùa khô, mùa mưa đi lại rất khó khăn.
Cùng với hệ thống đường bộ, những năm gần đây đã có thêm mạng lưới giao thông đường thuỷ ở vùng lòng hồ Sông Đà rất thuận tiện cho việc vận tải thuỷ, trong tương lai đây là tuyến vận tải đường thuỷ phục vụ xây dựng thuỷ điện Sơn La qua địa phận Mộc Châu, hiện nay khai thác vận tải thuỷ chủ yếu là các bến đò ngang và bè mảng, hiệu quả thấp, có 1 cảng sông là cảng Vạn Yên tiếp giáp với huyện Phù Yên đã xây dựng nhưng chưa có hệ thống kho tàng thiết bị bốc xếp hàng hoá.
b. Hệ thống bưu chính viễn thông, phát thanh truyền hình ngày càng được hiện
đại hoá đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Hiện nay huyện có 1 trung tâm Bưu điện và 2 cơ sở bưu điện tại thị trấn Nông trường Mộc Châu và xã Chiềng Sơn. Hệ thống bưu điện đã được hiện đại hoá kỹ thuật tiên tiến, mạng lưới viễn thông dây trần đã được vi ba hoá. Trong 5 năm qua đã có 2.284 máy điện thoại cố định, số máy điện thoại thuê bao bình quân 200 máy/1000 dân, phục vụ thuận lợi cho nhu cầu thông tin liên lạc. Đến nay 100% số xã, thị trấn có điện thoại; tuy nhiên,
Chất lượng thông tin liên lạc, phát thanh truyền hình được nâng lên rõ rệt, đã phát phủ sóng truyền hình cho 5 xã trong huyện và một số cụm dân cư phục vụ hơn 7 vạn người được xem truyền hình, nâng tỷ lệ số dân được xem truyền hình từ 60% năm 2000 lên 75% năm 2003 và 96% năm 2009.
c. Hạ tầng thuỷ lợi: Bằng nhiều nguồn vốn đầu tư từ các chương trình 06, 216,
327, 135, 925 nên đến nay hệ thống thuỷ lợi của huyện đã phát triển khá, đáp ứng được cơ bản nhu cầu tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp và phòng chống lũ lụt. Giai đoạn 2005 – 2009 đã nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới 7 trạm bơm, 10 hồ đập, hệ thống kênh tưới tiêu kiên cố hoá 56 km.
d. Hạ tầng giáo dục được củng cố và phát triển toàn diện ở các cấp học, đến
năm 2009, toàn huyện có 36 trường mẫu giáo với 315 lớp học và 444 giáo viên, 71 trường phổ thông với 1.533 phòng học và 2.253 giáo viên. Trong đó: trường tiểu học: 31 trường với 581 phòng học; PTCS cấp (1+2): 6 trường với 234 phòng học; THCS (cấp 2): 28 trường với 250 phòng học; Phổ thông (cấp 2+3): 2 trường và 62 phòng học; PTTH (cấp 3): 4 trường với 70 phòng học.
e. Hạ tầng y tế: Tính đến ngày 1/7/2009, toàn huyện có 30 cơ sở khám chữa
bệnh, trong đó có 2 bệnh viện với 245 giường bệnh, 29 trạm y tế xã, thị trấn với 139 giường bệnh. Đến hết năm 2009 tổng số cán bộ ngành y có 327 người trong đó có 51 bác sỹ; y sĩ, kỹ thuật viên có 117 người, y tá, nữ hộ sinh có 124 người, tăng 11,48% so với năm 2003. Các xã đã có cán bộ y tế hoạt động, đội ngũ cán bộ y tế được bồi dưỡng đào tạo, nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ.
f. Hạ tầng điện: Đến hết năm 2008 có 27/29 xã, thị trấn có điện, trong đó 26 xã,
thị trấn có điện lưới quốc gia và 1 xã dùng nguồn điện khác. Trên địa bàn huyện còn 2 xã chưa có điện là xã Chiềng Xuân và xã Tân Xuân. Hiện nay, huyện đang tập trung đầu tư các công trình điện cho 2 xã còn lại, sớm đưa nguồn điện về tới 2 xã đặc biệt khó khăn của huyện.
g. Hạ tầng chợ: Hệ thống chợ, cửa hàng được đầu tư nâng cấp, xây dựng kiên
cố tại các xã, thị trấn. Hiện tại, huyện có 2 chợ trung tâm tại hai thị trấn Mộc Châu và thị trấn Nông Trường Mộc Châu, ở 21/29 xã khác cũng đã xây dựng chợ kiên cố, phục vụ nhu cầu thương mại, buôn bán của nhân dân. Còn lại 6 xã đặc biệt khó khăn cũng đang được đầu tư xây dựng vì hiện tại các xã này vẫn đang sinh hoạt chợ tạm.
Biểu 2.2 : Cơ sở hạ tầng của xã huyện Mộc Châu (tính đến ngày 1/7/2009)
Chỉ tiêu Số lượng
Số xã có đường ôtô đến trung tâm xã 29/29
Số xã UBND có điện thoại 29/29
Số xã có nhà văn hoá xã 25/29
Số xã có chợ kiên cố 21/29
Số xã có nhà trẻ, lớp mẫu giáo 23/29
Số xã có trường tiểu học 29/29
Số xã có trường trung học cơ sở 27/29
Số xã có trường trung học phổ thông 5/29
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Mộc Châu 2009