CHƯƠNG II: MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN MỘC CHÂU
2.2.3.3. Về dịch vụ, du lịch
Hoạt động thương mại phát triển mạnh, hàng hoá phong phú đa dạng, đã đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng, lưu thông vật tư hàng hoá có nhiều tiến bộ và ngày càng thông thoáng hơn. Giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ năm 2000 đạt 103.113,9 triệu đồng tăng lên 147.557 triệu đồng vào năm 2003 và 293.126 triệu đồng năm 2009 ; tốc độ tăng bình quân (1996 - 2000) là 7,85 %/năm, (2000 - 2009) là 15,24%/năm.
Trong những năm gần đây, do hoạt động thương mại tăng nhanh nên đã góp phần đưa thị trường của huyện hoà nhập với thị trường chung của cả tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện, là cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng, góp phần bình ổn giá cả thị trường ngày càng đa dạng, phong phú, giá cả tương đối ổn định, song sức mua của dân còn thấp. Hàng nông lâm sản, hàng công nghiệp địa phương chất lượng chưa cao, chưa tạo được nguồn sản phẩm hàng hoá ổn định cho huyện.
- Dịch vụ thương mại: Tổng mức lưu chuyển hàng hoá năm 2009 ước đạt 607,5 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước, đảm bảo cung ứng kịp thời và đầy đủ
các mặt hàng thiết yếu như muối i ốt, dầu hoả... phục vụ đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng tái định cư nhất là trong dịp lễ, tết; tăng cường công tác kiểm tra thị trường, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm. Tổ chức Hội chợ thương mại lần thứ 6, với tổng doanh thu khoảng 5 tỷ đồng, thu hút được khoảng 60.000 lượt người từ các nơi đến trao đổi mua bán hàng hoá, tăng sức quảng bá sản phẩm hội nhập thị trường.
UBND huyện đã tăng cường chỉ đạo áp dụng các biện pháp quản lý thị trường, bình ổn giá cả, kiểm tra và xử lý các trường hợp buôn bán và gian lận thương mại, phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả.
- Dịch vụ vận tải: Theo kết quả điều tra vận tải, tổng doanh thu ngành vận tải
(cá thể) năm 2009 ước đạt 89.681 triệu đồng, trong đó doanh thu vận tải hàng hoá tăng 7,6%, vận tải hành khách tăng 9,6%. Tổng mức luân chuyển hàng hoá đạt 59.784,2 ngàn tấn.km, tăng 5,5% so với cùng kỳ. Khối lượng vận chuyển hành khách đạt 127,4 ngàn người, khối lượng luân chuyển hành khách đạt 3.544 ngàn người.km, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2008.
- Dịch vụ du lịch: được quan tâm khai thác và phát triển gắn với các hoạt động
văn hoá đặc trưng của các dân tộc, nâng cao chất lượng phục vụ của khách sạn, nhà hàng. Tiếp tục tuyên truyền quảng bá du lịch nhằm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Năm 2009, đón khoảng 15.000 lượt khách du lịch, doanh thu ước đạt 13,5 tỷ đồng, tăng 3,8% so với năm 2008.
- Bưu chính viễn thông: Tổng doanh thu bưu chính viễn thông năm 2009 ước đạt
20.969 triệu đồng tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2008. Trong đó: Doanh thu viễn thông tăng 10%, doanh thu bưu chính tăng 6,5% so với cùng kỳ. Tổng số máy điện thoại thuê bao khoảng 20.100 chiếc, tăng 12% so với cùng kỳ, bình quân toàn huyện đạt 131 máy/1.000 dân.
- Dịch vụ tín dụng, ngân hàng: đã có nhiều tiến bộ trong việc huy động nguồn
vốn sản xuất, đời sống, góp phần ổn định giá cả thị trường, thực hiện cho vay vốn sản xuất cho trên 20 ngàn hộ, tạo việc làm cho khoảng 40 ngàn lao động, xoá đói giảm nghèo cho trên 25 ngàn hộ.
- Dịch vụ khách sạn nhà hàng: trong những năm gần đây, hệ thống các cơ sở
kinh doanh thương mại khách sạn nhà hàng của huyện tăng đột biến. Tính đến ngày 1/7/2009, toàn huyện có 3.021 cơ sở kinh doanh với tổng số 4.146 người kinh doanh. Cùng với sự gia tăng về số lượng, chất lượng các dịch vụ này cũng tăng theo, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của nhân dân trong huyện và phục vụ du khách từ mọi miền. Doanh thu từ các loại hình kinh doanh này ngày càng cao, góp phần đáng kể