Biểu hiện: Sờ vào tủ bịđiện giật, chạm bút thửđiện vào những chỗ kim loại không sơn hay phủ sơn cách điện thấy có điện (tuỳ theo mức độ rò mà bút thử sáng nhiều hay ít). Nếu điện rò ít thì không thấy giật và khi bút điện đang sáng, sờ tay kia vào tủ bút sẽ
hết sáng. Nguyên nhân: - Do đấu nối hoặc dây dẫn bị mất cách điện dẫn đến điện chạm vỏ hoặc dàn, đường ống, hộp rơle. - Cuộn dây mất cách điện chạm vỏđộng cơ; - Giắc cắm điện trong động cơ chạm vỏ. Sửa chữa: - Kiểm tra, sửa hộp đấu dây (nếu hỏng); - Kiểm tra, sửa công tắc, dây, đui đèn; - Kiểm tra, sửa thermostat;
- Kiểm tra hộp rơle khởi động - bảo vệ.
- Đo cách điện của dây dẫn, các bối dây của động cơ, rơle... với vỏ (đất). Điện trở
cách điện khi quay mêgômmet phải lớn hơn 5MΩ. Nếu nhỏ hơn 1MΩ phải tìm đúng chỗ hỏng và khắc phục hoặc thay thế.
- Nếu rò điện nhẹ, cũng có thể do hộp đấu dây, rơle, dây dẫn... bị bẩn hoặc ẩm, lâu ngày không làm việc. Chỉ cần lau chùi sạch sẽ, đặt tủ nơi khô ráo, có thể một thời gian sau sẽ hết rò. - Đảo lại vị trí dây nguồn. - Nối mát cho máy. b) Máy làm việc ồn Hiện tượng: - Có tiếng ù hoặc gõ trong lốc; - Có tiếng kêu lạch xạch từ các cơ cấu cốđịnh lốc, đường ống, dàn... - Có tiếng gõ trong rơle. Nguyên nhân:
- Lò xo treo hay bulông cố định lốc bị nới lỏng hoặc quá chặt, mất cân đối vững chắc;
- Dàn nóng hoặc các rơle, cửa tủ... cốđịnh không tốt, mất cân bằng động;
- Rơle hoặc lốc bị sự cố như: kẹt rơle, lốc sát cốt, lá van hỏng, hỏng lò xo treo trong, ống đẩy bị rò, bôi trơn kém, hỏng chốt pittông, bạc biên...
Sửa chữa:
- Chỉnh máy, chữa theo nguyên nhân; - Thay lốc.
Khi máy nén quá tải, các bộ phận cơ cấu không được neo giữ cố định hợp lý thì thường kèm theo hiện tượng rung tủ. Cần kiểm tra độ cân bằng của chân tủ. Trong trường hợp tủ lạnh lắp trên giá cần phải kiểm tra độ cứng vững của giá để tránh cộng hưởng.
Tủ rung mạnh cũng có thể do điện áp quá yếu, tủ khó khởi động. Do đó cần kiểm tra nguồn. Nếu điện áp yếu nên sử dụng ổn áp.