Những hư hỏng xảy ra khi sử dụng máy bơm nước và biện pháp xử lí

Một phần của tài liệu Giáo trình điện: Thiết bị điện gia đình ppt (Trang 60 - 62)

M- Động cơ giặt; T động cơ thời gian; S1 đến S12 Cam và tiếp điểm

4.Những hư hỏng xảy ra khi sử dụng máy bơm nước và biện pháp xử lí

- Động cơ bị rò điện: Nguyên nhân của hiện tượng này là chỗ nối dây, dây cuốn động cơ bị chạm vỏ do hư hỏng cách điện. Ngoài ra do dây cuốn động cơ bị ẩm hoặc nước chảy vào cũng có những biểu hiện tương tự, cần sấy khơ hoặc sửa chữa chỗ nối dây.

- Có dấu hiệu điện vào máy bơm như đèn chiếu sáng, nhưng máy khơng hoạt động: Ngun nhân có thể điện áp nguồn quá yếu cần tăng điện áp. Ngoài ra cịn một số hỏng hóc sẽ dẫn đến những hiện tượng trên như: tụ điện trong mạch cuộn dây phụ của dây quấn động cơ bị hỏng cần thay tụ khác; phần cánh máy bơm bị kẹt, hỏng, vỡ hoặc do nguồn nước tạo cặn bám trên bề mặt cánh bơm cần phải vệ sinh và kiểm tra và thay cánh bơm khác; nếu do ổ bi động cơ bị mòn nhiều gây lệch tâm trục cánh bơm động cơ điện tạo cho cánh bơm roto cọ xát với về mặt buồng bơm...

- Máy bơm chạy tốt nhưng khơng có nước chảy ra điều này chứng tỏ khơng có nước vào đầu ống hút do mất nước hoặc nguồn nước bị cạn. Nếu chạy lâu sẽ dẫn tới hiện tượng cháy máy bơm. Ngồi ra cũng có thể do nguyên nhân mất nước mồi do van một chiều khơng kín. Tốt nhất là xả hết khơng khí đọng trong buồng bơm và mồi lại nước cho máy. Trường hợp miệng ống hút nước vào máy bị tắc hoặc ống hút có chỗ bị gãy cần phải kiểm tra lại ống hút và thay thế.

- Máy chạy có tiếng ồn, lượng nước bơm ra tốt, đầu bơm khơng nóng: Nguyên nhân là do ổ bi phần động cơ điện bị khơ mỡ bơi trơn hoặc bị mịn và nước lọt vào cần phải vệ sinh, bôi dầu vào ổ bi. Phần động cơ chạy có hiện tượng nóng, tiêu hao nhiều điện là do dây động cơ bị chập vòng, dây phải quấn lại.

CHƯƠNG 4

THIẾT BỊ ĐIỆN LẠNH 4-1. TỦ LẠNH GIA ĐÌNH 4-1. TỦ LẠNH GIA ĐÌNH

4.1.1. Khái niệm chung và phân loại

Tủ lạnh dùng trong gia đình là thiết bị hạ thấp nhiệt độ trong tủ nhằm bảo quản

thực phẩm, thuốc men, rau quả hoặc làm nước đá dùng trong gia đình.

Hiện nay các tủ lạnh đều dùng năng lượng điện để làm lạnh. Ở những nơi khơng

có nguồn điện quốc gia, có thể dùng loại tủ lạnh chạy bằng năng lượng nhiệt hoặc

nguồn điện một chiều (ắc quy...).

Thường vỏ tủ lạnh được chế tạo thành hai lớp, giữa hai lớp có đệm chất cách nhiệt

để hạn chế tối đa trao đổi nhiệt giữa trong và ngoài tủ. Chất làm lạnh trong tủ (tác nhân

lạnh) giữ vai trò quan trọng và là phương tiện vận chuyển để tải nhiệt ở trong tủ ra bên

ngoài tủ. Như vậy hệ thống làm lạnh của của tủ lạnh phải có 2 phần trao đổi nhiệt: bộ phận thu nhiệt ở trong tủ (dàn lạnh) và bộ phận toả nhiệt ở bên ngồi tủ (dàn nóng).

Tuỳ theo ngun tắc thu nhiệt và toả nhiệt, tủ lạnh chia ra làm ba loại: loại nén khí, loại hấp thụ và loại cặp nhiệt điện.

Một phần của tài liệu Giáo trình điện: Thiết bị điện gia đình ppt (Trang 60 - 62)