Máy gây tiêng ù, nhiễu khi cấp điện cho máy thu thanh, máy cassette

Một phần của tài liệu Giáo trình điện: Thiết bị điện gia đình ppt (Trang 32 - 33)

Ngun nhân:

- Tụ lọc bị rị hoặc tụ có trị số điện dung nhỏ; - Một trong các điôt chỉnh lưu bị đứt;

- Nguồn điện áp đặt vào sơ cấp quá thấp.

Xử lí:

- Thay tụ mới đúng trị số; - Thay điôt mới;

CHƯƠNG 3

ĐỘNG CƠ ĐIỆN GIA DỤNG

3-1. ĐẠI CƯƠNG

Nguồn động lực chủ yếu sử dụng trong sản xuất và sinh hoạt đời sống hiện nay là động cơ điện một chiều và xoay chiều.

Động cơ điện xoay chiều có thể chia thành hai loại lớn, đó là động cơ không đồng bộ và động cơ đồng bộ. Trong động cơ không đồng bộ, tuỳ theo nguồn điện sử dụng là ba pha hay một pha mà người ta chia ra thành loại động cơ không đồng bộ 3 pha và động cơ không đồng bộ 1 pha.

Động cơ khơng đồng bộ 3 pha có ưu điểm là cấu tạo đơn giản nên tương đối rẻ tiền, dễ vận hành, vì vậy nó được sử dụng phổ biến trong sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, động cơ không đồng bộ 3 pha cũng có những nhược điểm là khó điều chỉnh tốc độ và hệ số công suất cosϕ thấp.

Động cơ không đồng bộ 1 pha thường được dùng trong các thiết bị điện sinh hoạt và công nghiệp, cơng suất thường bé, từ vài ốt đến hơn một ngàn oát, sử dụng nguồn xoay chiều một pha 110/220V. So với động cơ không đồng bộ 3 pha cùng kích thước thì cơng suất cơng suất của động cơ không đồng bộ 1 pha chỉ bằng 70% công suất của động cơ không đồng bộ 3 pha, nhưng thực tế do khả năng quá tải thấp nên trừ động cơ kiểu điện dung, công suất của động cơ không đồng bộ 1 pha thường chỉ vào khoảng 50% công suất động cơ không đồng bộ 3 pha.

Do sử dụng nguồn xoay chiều một pha nên động cơ không đồng bộ 1 pha được dùng khá phổ biến trong sinh hoạt và sản xuất nhỏ. Tuy nhiên do cấu tạo tương đối phức tạp nên giá thành động cơ không đồng bộ 1 pha thường cao, công việc vận hành và bảo quản cũng khó khăn hơn.

Sở dĩ gọi là động cơ khơng đồng bộ vì tốc độ quay của rôto khác với tốc độ của từ trường quay trong máy. Đơi khi cịn gọi là động cơ cảm ứng (vì sức điện động và dịng điện có được trong rôto là do cảm ứng).

3-2. CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ KĐB. 3.2.1. Cấu tạo, nguyên lý làm việc của động cơ không đồng bộ 3 pha 3.2.1. Cấu tạo, nguyên lý làm việc của động cơ không đồng bộ 3 pha 1. Cấu tạo

Động cơ khơng đồng bộ 3 pha có cấu tạo gồm hai phần chính là phần tĩnh (stato) và phần quay (rôto).

Một phần của tài liệu Giáo trình điện: Thiết bị điện gia đình ppt (Trang 32 - 33)